Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 đã chính thức khai mạc vào trưa nay 26/11, thu hút hàng chục ngàn người đến xem và cổ vũ.
Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25-27/11. Đây là hoạt động văn hoá thể thao, thể hiện tính cộng đồng, có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer. Để chuẩn bị tham gia lễ hội, cách sự kiện diễn ra khoảng một tháng là các chùa tổ chức vận động phật tử, trai tráng trong bổn sóc tham gia tập luyện bơi đua, cùng nhau giữ nét văn hoá lễ hội truyền thống độc đáo này, mong muốn mang về thành tích cao cho ngôi chùa và phum sóc.
Hàng năm cứ vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp nơi trong phum sóc đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày, với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục. Vậy lễ Sen đôn ta có từ bao giờ và lễ Sen đôn ta có gì mới so với trước đây? Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về nghi thức cúng đôn ta tại một số địa phương của tỉnh Trà Vinh.
Lễ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc nhất năm 2023; biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu.- Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Đôn-ta vui tươi, trong sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.- Các nước, tổ chức quốc tế xúc tiến các hoạt động nhân đạo tại Gaza khi Israel chuẩn bị mở cuộc tấn công toàn diện.- Nhiều trường học và nhà trẻ ở Litva, Latvia và Estonia phải đóng cửa, do nhận hàng trăm e-mail đe dọa đánh bom.
Là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống với hơn 30% dân số, những ngày này, trong từng phum, sóc đồng bào dân tộc Khmer là không khí tưng bừng chuẩn bị cho Lễ Sene Đôn-ta. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn của đồng bào, năm nay diễn ra từ ngày 13-15/10. Với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt là trong thời gian qua, nhiều chương trình mục tiêu quốc, chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai kịp thời đã đưa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở tại các phum sóc không ngừng khởi sắc.
Đồng bào Khmer Nam bộ có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Từ nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng nên đời sống, kinh tế đồng bào Khmer trong khu vực ngày càng được khấm khá. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer, các nhà khoa học, nhà quản lý đã và đang triển khai nhiều biện pháp mang tính khoa học, phù hợp hơn với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã góp phần giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đồng bào tiếp tục được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, các công trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.
Kinh tế phát triển, đời sống người dân nông thôn được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này kéo theo một lượng lớn chất thải xả ra môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì điều này, các tổ chức chính trị, các hội, đoàn thể trong tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, đã từng bước thay đổi dần thói quen, nâng cao nhận thức của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer cùng xây dựng làng quê xanh - sạch - đẹp.
5 bể thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã và đang giúp môi trường nông thôn ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng xanh, sạch, đẹp. Mô hình cũng tác động tích cực đến ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường, không còn tình trạng vứt rác thải nông nghiệp nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi nữa.
Trong số hàng trăm nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, có nhiều nhà báo là con em của đồng bào Khmer. Bản thân là người dân tộc Khmer nên các anh, các chị hiểu rõ về phong tục, tập quán và tâm tư, nguyện vọng của bà con mình, góp phần để cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live