Đặc sản vùng miền, từ thực phẩm tươi sống tới chế biến có những lợi thế về chất lượng, sự độc đáo đặc trưng, có khả năng kích cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là những sản phẩm hàng hóa đặc biệt, riêng có gắn liền với từng vùng, miền, địa phương, tạo nên những nét đặc trưng riêng, liên quan đến chỉ dẫn địa lý, kỹ thuật chế biến, bảo quản. Làm sao để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền? Đây cũng là nội dung mà các hộ kinh doanh, các HTX nông nghiệp, các DN khởi nghiệp, người tiêu dùng quan tâm. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay với chủ đề: “Kết nối chế biến tiêu thụ đặc sản vùng miền” tư vấn cụ thể về vấn đề này. Khách mời là bà Trần Thị Thu Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food); Ông Nguyễn Thế Tiệp, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại.
Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho khách qua đường.
Thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa nhưng với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản… Giải pháp nào thúc đẩy kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tiềm năng của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo?
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương song tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn thấp. Tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương thực hiện, các chuyên gia cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có thể tham gia bền vững vào các hệ thống phân phối.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Rất nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái hiện nay đã có mặt tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, từ đó nâng cao thương hiệu và giá trị trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.
Mỗi món ăn đặc sản của từng vùng miền đều mang một nét đặc trưng. Mọi người sẽ gọi tên món phở khi nhắc đến Hà Nội, thịt dê khi nhắc đến Ninh Bình, nem chua Thanh Hóa, món mì xứ Quảng,… Nhưng có một món ăn khá phổ biến và được ưa thích trên đất Hà Nội lại xuất phát từ Sài Gòn - TP HCM. Nếu bạn đang tìm một gợi ý cho bữa tối ấm áp cùng những người thân trong gia đình thì món cơm tấm có thể sẽ là một lựa chọn tuyệt vời trong buổi Thứ Sáu này. Cơm tấm là sự kết hợp của cơm nấu từ gạo tấm với các loại đồ mặn như sườn nướng, chả trứng, phết chút mỡ hành, thêm tí đồ chua, và quan trọng là nước mắm tỏi ớt... vừa thơm ngon lại đậm vị.
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Đang phát
Live