Sáng nay (14/4), hàng ngàn hành khách đi trên các chuyến tàu Bắc- Nam tiếp tục được trung chuyển bằng xe ô tô qua đèo Cả. Trong khi đó, hàng trăm nhân công đang nỗ lực khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nguyên nhân sạt lở được xác định do công trình xây dựng lâu đời, đèo Cả bị phong hóa, gây sạt lở.
Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ giao thông vận tải hoàn thiện phương án đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin.
Theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về “Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM”, từ nay đến 2035, TP.HCM sẽ triển khai xây dựng 200km đường sắt đô thị. Đây được xem là một bài toán khó trong bối cảnh tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tuy chỉ dài chưa tới 20km nhưng cũng đã phải tốn gần 20 năm để thực hiện. Do đó, để thực hiện được mục tiêu trên, TP.HCM rất cần một cách làm mới, rất cần các cơ chế mới, chưa có tiền lệ và cả một thẩm quyền đủ mạnh để triển khai.
TP.HCM quyết tâm thực hiện mục tiêu 200km metro từ nay đến 2035 dù gặp nhiều khó khăn. Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại phiên họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và Tổ tư vấn đường sắt đô thị TP.HCM.
Kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó thành phố Hà Nội sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035. Theo các chuyên gia đây là tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên để thực hiện cần nhiều chính sách đột phá.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Đây là tờ trình thứ hai liên quan đến dự án được UBND thành phố Hà Nội trình Chính phủ trong 6 tháng gần đây.
Nhằm đảm bảo đồng bộ, hiệu quả hệ thống giao thông công cộng, sáng nay, tại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức “Hội thảo khoa học Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.
Khai thác tiềm năng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc- Liên bang Nga” là chủ đề cuộc hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp tổ chức ngày 15/11, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh- Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ, về tình hình bảo đảm cung ứng điện những tháng cuối năm và năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không được để xảy ra tình trạng thiếu điện- Ban Quản lý dự án Đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng- Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, phát triển đột phá các ngành kinh tế biển, nhất là kinh tế thủy sản, năng lượng tái tạo, du lịch- Thêm gần 600 người chết và khoảng 1.000 người bị thương trong các cuộc không kích và pháo kích mới nhất của quân đội Israel vào Gaza- Bế mạc Đại hội Thể thao Người khuyết tật châu Á lần thứ 4 (Asian Para Games 2023) tại Hàng Châu, Trung Quốc
Hơn một thế kỷ qua, tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư, nên năng lực vận tải qua Lào Cai còn rất thấp. Việc sớm nghiên cứu, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ về giao thương hàng hoá, cụ thể hoá Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị.
Đang phát
Live