70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng những ký ức hào hùng về những tháng ngày vô cùng khó khăn vất vả để làm nên chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa trên quê hương đất Tổ. Sau chiến thắng lịch sử đó, có người tiếp tục vững tay súng để tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người về quê hương làm kinh tế, nhưng ở vị trí nào những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Phóng sự của Minh Long ghi nhận về những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nêu gương trong thời bình.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ 5 từ ngày 24-26/04, với sự tham gia của 200 đại biểu thiếu nhi, 64 đại biểu phụ trách trên toàn quốc. Với chủ đề “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Theo bước chân những người anh hùng”, các chiến sỹ nhỏ điện biên sẽ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa tại các địa danh gắn với các di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên; tham gia lễ khánh thành và trao tặng công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội; trao tặng điểm trường cho thiếu nhi Điện Biên. Bên cạnh đó, các em tham gia chuỗi hành trình theo bước chân những người anh hùng; gặp mặt các nhân chứng lịch sử, nghe nói chuyện truyền thống; tham gia hội quân hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” với các hoạt động ý nghĩa, mang tính giáo dục cao. Đặc biệt, tối 25/4, diễn ra Lễ tuyên dương "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc và biểu diễn múa xòe xác lập kỷ lục Việt Nam.
Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.
70 năm trước quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đường tới Điện Biên Phủ cuốn sách ghi lại những hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút.- Đề xuất hạ chuẩn trong tuyển dụng giáo viên: Chất lượng giảng dạy liệu có đảm bảo?.- Độc đáo nhà hàng chuyên phục vụ món ăn từ côn trùng tại Anh
Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (Geneve), công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.
Quyết định chuyển phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện nhãn quan quân sự tuyệt vời cũng như bản lĩnh của "tướng quân tại ngoại" đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng. Quyết định đó được coi là "chìa khóa" để mở cánh cửa Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ- được đưa ra trên cơ sở bám sát diễn biến chiến trường, phân tích tình hình thực tiễn một cách khoa học và sự thấu triệt sâu sắc tư tưởng "đánh chắc thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trận đánh Bản Kéo, hay chính xác hơn gọi là “Vụ binh biến ở Bản Kéo” đã cho thấy sự sa sút tinh thần của binh lính và tay sai Pháp sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi ngay trận đánh đầu tiên vào Cánh cửa thép Him Lam ngày 13/3 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trận đánh này cũng thể hiện rõ cách hành xử nhân văn của ta với địch và sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự của quân đội ta trong thời điểm đó. Hiện nay, khu di tích lịch sử đồi Bản Kéo được tỉnh Điện Biên và người dân sống trong khu vực bảo vệ tốt, giúp người dân, du khách đến tham quan hiểu hơn về chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trong chiến thắng chống thực dân Pháp năm 1954.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay (6/4), tại thành phố Thanh Hoá, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ". Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “ông cha ta đã lấy xương làm gạch, lấy máu làm hồ, xây dựng nên thành đồng tổ quốc Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam chúng ta không một phút giây nào được quên điều đó, phải đoàn kết, trung thành, bảo vệ non sông tổ quốc mãi trường tồn”.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận 22 tỷ đồng của công đoàn ngành ngân hàng ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch.- Tại Hà Nội hôm nay diễn ra buổi giới thiệu tư liệu quý về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ – ne – vơ.- Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam và tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.- Na uy tăng chi tiêu quân sự ở mức cao kỷ lục, 56 tỷ đô la Mỹ.- Thái Lan xét nghiệm nước sông Mekong ở tỉnh Lơi sau vụ rò rỉ hóa chất ở Lào.
Đang phát
Live