Tại buổi mít tinh, nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái sáng 25/9/1958, Bác Hồ từng chỉ rõ, muốn được “ăn no, mặc ấm” là phải định canh định cư, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bỏ những tập quán lạc hậu trong làm ăn … Lời căn dặn của Người đã, đang được đồng bào các dân tộc nơi đây thực hiện rất tốt, qua đó giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Ngày 11/5, tại Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Ủy ban Công tác Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo cấp vùng “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL”.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số của tỉnh với khoảng 400 ngàn người. Trong những năm qua, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, đồng bào Khmer ở các phum sóc còn đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, cùng nhau phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo từng bước bước vươn lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào Khmer ở Sóc Trăng.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã đăng ký vay vốn xây mới, sửa chữa nhà ở theo Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng, từ đó mang lại sự phấn khởi rất lớn trong từng phum sóc. Phóng sự sau đây của CTV Trọng Danh thực hiện tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nơi có gần 58% bà con Khmer sinh sống.
Như nhiều địa phương khu vực ĐBSCL, dịp này thị xã Bình Minh- tỉnh Vĩnh Long tổ chức "Tết quân dân và ngày hội văn hóa đồng bào Khmer năm 2023", đây là hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer địa phương.
Mở tài khoản ngân hàng quá dễ dàng – lợi ích, hệ luỵ và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan- Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đời sống đồng bào Khmer khởi sắc- Giải bóng đá đặc biệt dành cho các cụ bà tại Nam Phi
Sáng nay 7/4, UBND TP Cần Thơ, Trà Vinh và Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Đến dự có lãnh đạo UBND, Ban Dân tộc ba tỉnh/thành phố và các vị chức sắc, sư sãi, người có uy tín, cán bộ người Khmer trên địa bàn.
Tỉnh Vĩnh Long hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức “Tết quân dân” và ngày hội văn hóa, thể thao đồng bào Khmer với nhiều nhiều hoạt động để chào mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây đồng bào Khmer địa phương.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật lần này gồm 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với nhiều điểm mới. Về cơ bản, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo luật lần này đều nhằm mở rộng, gia tăng lợi ích cho người lao động, thu hút người lao động tham gia BHXH, đảm bảo các quyền tốt nhất cho người lao động trong quá trình làm việc cũng như sau khi nghỉ hưu. Trong đó, Dự thảo luật bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live