Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Các doanh nghiệp FDI đã mang đến Việt Nam vốn, kinh nghiệm thương trường, công nghệ… góp phần đưa kinh tế đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng. Tuy nhiên, bối cảnh mới với những biến động khôn lường của kinh tế quốc tế; với những cam kết mạnh mẽ-toàn cầu, đường hướng thu hút FDI từ cấp độ doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô đã có nhiều thay đổi: Không chỉ thu hút ngày càng nhiều “vốn ngoại” mà là tìm cách để vốn-kinh nghiệm-công nghệ-nhân lực “nhập” vào Việt Nam phải là dòng vốn chất lượng – dòng vốn “xanh”. Lựa chọn vốn FDI “xanh” làm động lực cho tăng trưởng bền vững cũng là chủ đề Dòng chảy kinh tế thứ 3, ngày 05/6/2023
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa sau đại dịch Covid-19, thế nhưng tỷ lệ phục hồi ngành du lịch nước ta lại ở mức thấp trong khu vực. Năm 2022, tổng lượng khách quốc tế chỉ đạt hơn 3.6 triệu lượt, thấp hơn mục tiêu đề ra là 5 triệu lượt khách. Theo các chuyên gia, chính sách thị thực (visa) cứng nhắc, chưa cởi mở, chính là một trong những “điểm nghẽn” cản trở khiến ngành du lịch nước ta “đi trước nhưng về sau”. Vậy làm sao để không chỉ thu hút mà còn giữ chân du khách? PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.
Với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, dự luật về trần nợ công vừa được Hạ viện Mỹ thông qua. Dự luật đang chờ Thượng viện Mỹ bỏ phiếu, trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký thành luật trước ngày 5/6, nhằm giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ. Dư luận Mỹ ngay lập tức phản ứng tích cực trước “khởi đầu thuận lợi” này.
Sáng nay (27/5), tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Tuần du lịch Ninh Bình năm 2023 khai mạc với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, gắn với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, thượng viện và thanh tra Vương quốc Campuchia; tiếp đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ thăm và làm việc tại Việt Nam- 5 tháng qua cả nước thu hút gần 11 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam- Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo, không gian làm việc chung. Tuy vậy các không gian sáng tạo này vẫn chưa khẳng định được vị trí, vai trò của mình. Làm gì để phát huy đúng giá trị của các không gian sáng tạo?- Hai đảng giành được số phiếu bầu cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan vừa qua đang nỗ lực giải quyết bất đồng về vị trí Chủ tịch Hạ viện- Lạm Phát của Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay, làm dấy lên lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới
Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài vào TP.HCM tăng trưởng chậm. Trong bối cảnh mà những ưu đãi về thuế không còn là lợi thế trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam thì TP.HCM cần có những sự thay đổi về chiến lược nhằm thu hút “đại bàng tới làm tổ”.
Sáng nay, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam năm 2023 với chủ đề: “Hà Nam - Hành trình kết nối”. Đây là hoạt động nằm trong Tuần Văn hóa - Du lịch đang tổ chức tại tỉnh này.
Thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 143 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ USD. Với kết quả này, địa phương đang đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong tổng số vốn đầu tư FDI vào Thanh Hoá thì Nhật Bản đang dẫn đầu, với 17 dự án đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, tổng vốn đăng ký 12,532 tỷ USD, chiếm 86% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh. Điều gì tạo nên sức hấp dẫn từ Thanh Hoá đối với nhà đầu tư FDI nói chung, nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng?
Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đen xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận nóng hổi hiện nay. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào? Đây là chủ đề được bàn luận trong Đối thoại, với sự tham gia của các vị khách mời:Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn về quản lý kinh tế - Economica Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live