Chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động khi mang thai, sinh đẻ. Tuy nhiên, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, nhiều tổ chức, cá nhân đã trục lợi, lạm dụng quỹ, gây thất thoát nguồn quỹ BHXH vốn là trụ cột về an sinh xã hội cho người dân. Kim Dung, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài phản ánh thực trạng này.
- Vĩnh Phúc: Cảnh báo sử dụng ma túy tập thể trong giới trẻ.- Cần xử lý mạnh tay đối với doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các đơn vị, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh… dẫn đến tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT. Ước đến hết tháng 7/2020, tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 01 tháng trở lên) khoảng 20.682 tỷ đồng, chiếm hơn 5% số phải thu. Bên cạnh đó, BHXH các tỉnh “tâm dịch” căng sức đảm bảo quyền lợi người lao động. Phóng viên Kim Thanh đề cập nội dung này:
Tính đến ngày 30/4, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cả nước là 557 nghìn người, chỉ đạt 46,5% kế hoạch giao. Đáng chú ý, cùng với tình trạng đó, đã xuất hiện xu hướng giảm số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nỗ lực bao phủ bảo hiểm xã hội, thực sự gian nan, trong bối cảnh tác động nhiều chiều của Covid- 19. Ở một khía cạnh khác, đại dịch đã giúp cho hàng triệu người nhận thấy rõ sự cần thiết phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm, để đảm bảo an sinh cho chính mình, cho gia đình và cộng đồng. Khách mời là Bà Đinh Mai Hạnh, Phó Trưởng ban Ban Thu, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bà Phạm Nguyên Cường – Chuyên gia phân tích độc lập các vấn đề an sinh xã hội.
- Cần xử lý thật nghiêm các đối tượng đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép.- Xử lý hình sự chủ doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
- Kích cầu du lịch làm sao để giá cả đồng hành cùng chất lượng dịch vụ?- Cơ chế mở để nhiều người tiếp cận được bảo hiểm xã hội sau Covid-19.
Theo quy định của pháp luật, việc đóng phí tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động không chỉ là nghĩa vụ của bản thân người lao động mà còn thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Vậy nhưng trong thực tế những năm gần đây chủ sử dụng lao động chưa thực hiện hiện quy định pháp luật về nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng pháp luật lại chưa có chế tài xử lý hiệu quả.
- Những kết quả trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của ngành bảo hiểm xã hội.- Phỏng vấn ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về mục tiêu: phấn đấu đạt 1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2020.
Thực hiện mục tiêu "Xây dựng Ngành Bảo hiểm Xã hội hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp", trong những năm qua, Ngành Bảo hiểm Xã hội đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý, nghiệp vụ. Hệ thống CNTT của BHXH được triển khai từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố, 709 huyện và tất cả các cơ sở y tế; triển khai thực hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực: Thu, cấp sổ BHXH; thẻ BHYT; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live