Đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm của học sinh: Liệu có khả thi? (19/2/2020)

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.

Đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm của học sinh: Liệu có khả thi? (19/2/2020)

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.

Kịch bản nào cho Việt Nam trong việc phòng ngừa và điều trị dịch bệnh Covid-19 thời gian tới? (18/2/2020)

Tính đến ngày 18/2, Trung Quốc đã có 72.359 ca nhiễm bệnh Covid-19, 1.868 ca tử vong, 6.242 ca nghi nhiễm và 12.552 ca bình phục. Còn tại Việt Nam có 16 ca nhiễm bệnh, 9 ca chữa khỏi, 61 trường hợp cách ly và đã 10 ngày chưa phát hiện ra bệnh nhân nào nhiễm dịch Covid-19. Đặc biệt, trong ngày 18/2, Việt Nam đã cho ra viện 6 bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19. Mới đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dùng cụm từ rất tốt để nói về Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 đó là: Việt Nam đã xử lý dịch bệnh Covid-19 rất tốt; thể hiện năng lực rất tốt trong các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Đây là những tín hiệu vui của ngành y tế nước ta. Điều này có thể nói, Việt Nam đã đi đúng hướng trong kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, với diễn biến như hiện nay, thì Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Liên quan đến nội dung này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp phòng chống dịch của Bộ Y tế sẽ cùng trao đổi.

Kịch bản nào cho Việt Nam trong việc phòng ngừa và điều trị dịch bệnh Covid-19 thời gian tới? (18/2/2020)

Tính đến ngày 18/2, Trung Quốc đã có 72.359 ca nhiễm bệnh Covid-19, 1.868 ca tử vong, 6.242 ca nghi nhiễm và 12.552 ca bình phục. Còn tại Việt Nam có 16 ca nhiễm bệnh, 9 ca chữa khỏi, 61 trường hợp cách ly và đã 10 ngày chưa phát hiện ra bệnh nhân nào nhiễm dịch Covid-19. Đặc biệt, trong ngày 18/2, Việt Nam đã cho ra viện 6 bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19. Mới đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dùng cụm từ rất tốt để nói về Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 đó là: Việt Nam đã xử lý dịch bệnh Covid-19 rất tốt; thể hiện năng lực rất tốt trong các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Đây là những tín hiệu vui của ngành y tế nước ta. Điều này có thể nói, Việt Nam đã đi đúng hướng trong kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, với diễn biến như hiện nay, thì Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Liên quan đến nội dung này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp phòng chống dịch của Bộ Y tế sẽ cùng trao đổi.