Luật tổ chức tín dụng sửa đổi - cơ sở pháp lý đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính, tiền tệ (18/1/2024)

Hơn 304 nghìn tỷ đồng đã bị Trương Mỹ Lan và các đồng phạm chiếm đoạt trong vụ án Tham ô tài sản, vi phạm hoạt động ngân hàng, đưa, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan. Một vụ án điển hình để thấy, một cá nhân có thể thao túng, chi phối ngân hàng với tỷ lệ sở hữu "ngầm" lên tới hơn 90% và rút tiền ngân hàng để phục vụ mục đích cá nhân thông qua "hệ sinh thái" với hơn 1.000 doanh nghiệp….. Từ vụ án này cho thấy, quản trị hệ thống ngân hàng đang có những lỗ hổng lớn. Bên cạnh đó còn có thêm những tiêu cực khác liên quan đến hệ thống các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho khách hàng. Đây là yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác lập pháp trước những vấn đề lớn của đất nước. Theo chương trình của kỳ họp bất thường, hôm nay, Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi. Việc Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi góp phần lấp đầy những lỗ hổng trong quản trị hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động tín dụng, tiền tệ an toàn, minh bạch và hiệu quả hơn. Cùng với những quy định mới trong luật, cần lưu tâm thêm những vấn đề nào khác để kiểm soát được tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau’’, kiểm soát rủi ro, từ đó nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác liên quan đến lĩnh vực này?

Luật tổ chức tín dụng sửa đổi - cơ sở pháp lý đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính, tiền tệ (18/1/2024)

Hơn 304 nghìn tỷ đồng đã bị Trương Mỹ Lan và các đồng phạm chiếm đoạt trong vụ án Tham ô tài sản, vi phạm hoạt động ngân hàng, đưa, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan. Một vụ án điển hình để thấy, một cá nhân có thể thao túng, chi phối ngân hàng với tỷ lệ sở hữu "ngầm" lên tới hơn 90% và rút tiền ngân hàng để phục vụ mục đích cá nhân thông qua "hệ sinh thái" với hơn 1.000 doanh nghiệp….. Từ vụ án này cho thấy, quản trị hệ thống ngân hàng đang có những lỗ hổng lớn. Bên cạnh đó còn có thêm những tiêu cực khác liên quan đến hệ thống các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho khách hàng. Đây là yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác lập pháp trước những vấn đề lớn của đất nước. Theo chương trình của kỳ họp bất thường, hôm nay, Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi. Việc Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi góp phần lấp đầy những lỗ hổng trong quản trị hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động tín dụng, tiền tệ an toàn, minh bạch và hiệu quả hơn. Cùng với những quy định mới trong luật, cần lưu tâm thêm những vấn đề nào khác để kiểm soát được tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau’’, kiểm soát rủi ro, từ đó nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác liên quan đến lĩnh vực này?

Để văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội: Cần coi văn hóa là tài sản (11/1/2024)

Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây là quan điểm thứ 5 trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Nghị quyết 01/2024 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024. Đây tiếp tục là bước cụ thể hóa của chính phủ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề phát triển văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Vốn văn hóa chính là những giá trị tàng ẩn trong các loại tài sản văn hóa. Nhiều chính sách của chính phủ hiện nay đang khuyến khích để phát triển bền vững dựa vào văn hóa, coi văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội – là nguồn tài nguyên to lớn của đất nước. Vậy vốn văn hóa này ở đâu? Tài sản văn hóa đó là gì? Cần sử dụng tài sản văn hóa cho phát triển bền vững như thế nào và loại tài sản này cần được bảo vệ ra sao?

Để văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội: Cần coi văn hóa là tài sản (11/1/2024)

Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây là quan điểm thứ 5 trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Nghị quyết 01/2024 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024. Đây tiếp tục là bước cụ thể hóa của chính phủ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề phát triển văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Vốn văn hóa chính là những giá trị tàng ẩn trong các loại tài sản văn hóa. Nhiều chính sách của chính phủ hiện nay đang khuyến khích để phát triển bền vững dựa vào văn hóa, coi văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội – là nguồn tài nguyên to lớn của đất nước. Vậy vốn văn hóa này ở đâu? Tài sản văn hóa đó là gì? Cần sử dụng tài sản văn hóa cho phát triển bền vững như thế nào và loại tài sản này cần được bảo vệ ra sao?

Bước tiến dài trong kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng, tiêu cực (04/1/2024)

Năm mới 2024 với nhiều hứa hẹn tốt lành đang ở phía trước. Nhìn lại năm 2023, một trong những dấu ấn nổi bật là kỷ luật, kỷ cương đang dần được xiết chặt, nhiều cán bộ sai phạm, cho dù ở bất kỳ cương vị nào cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Cùng với đó là nhiều quy định được Đảng ta ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, phòng ngừa và phòng chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả. Đặc biệt trong năm qua, Đảng ta đã liên tiếp ban hành 3 Quy định về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực: công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, hoạt động thanh tra, kiểm toán và công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Những quy định này ra đời đã tạo ra lồng cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, lộng quyền, vỗn dĩ đã và đang gây ra nhiều lo lắng cho xã hội vì đây chính là khởi nguồn cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để những quy định này phát huy hiệu quả thực chất. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Bước tiến dài trong kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng, tiêu cực (04/1/2024)

Năm mới 2024 với nhiều hứa hẹn tốt lành đang ở phía trước. Nhìn lại năm 2023, một trong những dấu ấn nổi bật là kỷ luật, kỷ cương đang dần được xiết chặt, nhiều cán bộ sai phạm, cho dù ở bất kỳ cương vị nào cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Cùng với đó là nhiều quy định được Đảng ta ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, phòng ngừa và phòng chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả. Đặc biệt trong năm qua, Đảng ta đã liên tiếp ban hành 3 Quy định về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực: công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, hoạt động thanh tra, kiểm toán và công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Những quy định này ra đời đã tạo ra lồng cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, lộng quyền, vỗn dĩ đã và đang gây ra nhiều lo lắng cho xã hội vì đây chính là khởi nguồn cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để những quy định này phát huy hiệu quả thực chất. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Tiềm năng và thách thức khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc (28/12/2023)

Theo Bộ NN-PTNT, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường XK duy nhất trong số các thị trường XK lớn của Việt Nam có tăng trưởng cao 6,2%, với khoảng 11,5 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu trong tổng giá trị XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc còn tăng mạnh hơn nữa để phục vụ dịp Tết, lễ. Ðây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng kim ngạch XK vào thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Các tiêu chuẩn VS-ATTP, kiểm dịch động thực vật và truy xuất nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Trung Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, không ít nông sản của Trung Quốc cũng rất tương đồng với Việt Nam. Những điều này vừa tạo ra lợi thế, vừa là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN-PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.

Tiềm năng và thách thức khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc (28/12/2023)

Theo Bộ NN-PTNT, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường XK duy nhất trong số các thị trường XK lớn của Việt Nam có tăng trưởng cao 6,2%, với khoảng 11,5 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu trong tổng giá trị XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc còn tăng mạnh hơn nữa để phục vụ dịp Tết, lễ. Ðây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng kim ngạch XK vào thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Các tiêu chuẩn VS-ATTP, kiểm dịch động thực vật và truy xuất nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Trung Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, không ít nông sản của Trung Quốc cũng rất tương đồng với Việt Nam. Những điều này vừa tạo ra lợi thế, vừa là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN-PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.