Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (30/06/2021)

Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (30/06/2021)

Vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử.

Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (23/6/2021)

Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (23/6/2021)

Ngày 10/06 vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử. Để rộng đường du luận về vấn đề này, trong chuyên mục Nhìn thẳng nói đúng hôm nay, chúng tôi mời TS Nguyễn Viết Chức- Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục- thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cùng bàn thảo về nội dung bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử!

Xuyên tạc, muốn viết lại lịch sử: Chiêu bài mới, âm mưu cũ (02/06/2021)

Xuyên tạc, muốn viết lại lịch sử: Chiêu bài mới, âm mưu cũ (02/06/2021)

Đất nước vừa qua những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc: ngày 30/4 – kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; ngày 7/5 kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.- Người dân cả nước hướng về những ngày kỉ niệm để tri ân thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thêm ý thức, trách nhiệm gìn giữ hòa bình, xây dựng đất nước phát triển, xứng đáng với công lao của lớp lớp cha anh. Trong khi đó, có một bộ phận đòi “xét lại lịch sử”, tìm mọi cách bóp méo lịch sử, nhằm tạo ra những nghi hoặc, thậm chí là phủ nhận công trạng của những người đã có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.- Mục đích của họ là gì? Và làm gì để nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu dưới những chiêu bài, luận điệu rất tinh vi của họ? Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng viện lịch sử quân sự Việt Nam bàn luận về vấn đề này

“Xuyên tạc, muốn viết lại lịch sử: Chiêu bài mới, âm mưu cũ” (26/05/2021)

“Xuyên tạc, muốn viết lại lịch sử: Chiêu bài mới, âm mưu cũ” (26/05/2021)

Đất nước vừa qua những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. ngày 30/4 – kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; ngày 7/5 kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người dân cả nước hướng về những ngày kỉ niệm để tri ân thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thêm ý thức, trách nhiệm gìn giữ hòa bình, xây dựng đất nước phát triển, xứng đáng với công lao của lớp lớp cha anh. Trong khi đó, có một bộ phận đòi “xét lại lịch sử”, tìm mọi cách bóp méo lịch sử, nhằm tạo ra những nghi hoặc, thậm chí là phủ nhận công trạng của những người đã có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mục đích của họ là gì? Và làm gì để nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu dưới những chiêu bài, luận điệu rất tinh vi của họ? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng viện lịch sử quân sự Việt Nam.

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử (12/05/2021)

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử (12/05/2021)

Chỉ còn 10 ngày nữa là diễn ra kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại các địa phương, các cơ quan chức năng và người dân đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cần thiết để kỳ bầu cử được thành công, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất tinh vi với mưu đồ chống phá bầu cử bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện về công tác bầu cử. Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng sẽ phân tích sâu về vấn đề này.

Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng! (21/04/2021)

Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng! (21/04/2021)

Phát biểu tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo hình thức trực tuyến ngày 22/2 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ hoan nghênh. Tuy nhiên, như thường lệ, một số trang mạng nước ngoài lại xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam; cho rằng Việt nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là chuyện không mới, và rõ ràng là những tiếng nói “lạc điệu” cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam; cố ý phủ nhận những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam nhiều năm qua. Khách mời là Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công An), Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ sẽ bàn luận rõ về vấn đề này.

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử (24/03/2021)

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử (24/03/2021)

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là tới kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại các địa phương, các cơ quan chức năng và người dân đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cần thiết để kỳ bầu cử được thành công, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất tinh vi với mưu đồ chống phá bầu cử bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện về công tác bầu cử.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, Đảng viên (24/02/2021)

Ngày 5/6 tới đây đánh dấu mốc tròn 110 năm, người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng bôn ba tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, người đã tìm ra chân lý: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở phân tích, so sánh với tầm nhìn trí tuệ và cách mạng, Người đã lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền móng, tư tưởng dẫn đường cho Đảng ta. Thực tế cũng đã chứng minh, lựa chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng khi hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đạt được những thành quả cách mạng to lớn, để “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đó là cơ sở khách quan để khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cũng ngay từ khi thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí cách mạng tiền bối đã coi việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi đảng viên. Trách nhiệm và nghĩa vụ đó, cho đến nay tiếp tục được khẳng định: Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy đúng hải trình dù sóng to, gió cả. Chuyên mục Nhìn thẳng nói đúng với chủ đề: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên” có sự tham gia của GS-TS Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, Đảng viên (24/02/2021)

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, Đảng viên (24/02/2021)

Ngày 5/6 tới đây đánh dấu mốc tròn 110 năm, người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng bôn ba tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, người đã tìm ra chân lý: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở phân tích, so sánh với tầm nhìn trí tuệ và cách mạng, Người đã lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền móng, tư tưởng dẫn đường cho Đảng ta. Thực tế cũng đã chứng minh, lựa chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng khi hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đạt được những thành quả cách mạng to lớn, để “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đó là cơ sở khách quan để khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cũng ngay từ khi thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí cách mạng tiền bối đã coi việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi đảng viên. Trách nhiệm và nghĩa vụ đó, cho đến nay tiếp tục được khẳng định: Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy đúng hải trình dù sóng to, gió cả. Chuyên mục Nhìn thẳng nói đúng với chủ đề: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên” có sự tham gia của GS-TS Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII (20/01/2021)

Nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII (20/01/2021)

Theo kế hoạch, Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng sẽ được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021. Càng gần đến thời điểm diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước bằng cách tung tin thất thiệt trên mạng xã hội, nhằm gây mất đoàn kết, bôi nhọ uy tín lãnh đạo và xuyên tạc tình hình Việt Nam. Trong đó, nổi lên là thủ đoạn xuyên tạc, tung tin giả mạo về công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 13; “sắp ghế” theo kiểu “thông tin vỉa hè” hòng chia rẽ, gây mâu thuẫn nội bộ, làm lung lạc lòng tin của người dân đối với Đảng. Nhìn thẳng Nói đúng hôm nay đề cập nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13 với những phân tích của PGS, TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội).