Đổi mới, không đổi màu (15/3/2023)

Đổi mới, không đổi màu (15/3/2023)

Đổi mới nhưng không “đổi màu”. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được Đảng, Nhà nước ta nêu ra và kiên trì thực hiện trong suốt gần 40 năm đổi mới. Nhờ công cuộc đổi mới, nhưng giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, không chệch hướng mà “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” . Thế nhưng vẫn có những luận điệu lên án thể chế chính trị của Việt Nam, đòi Việt Nam phải đa đảng, đa nguyên và mỉa mai “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Cùng nghe phân tích của khách mời là tiến sỹ Lê Thị Thúy, Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương.

XUYÊN TẠC VIỆC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO: CHỈ LÀ THỦ ĐOẠN “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG (15/02/2023)

XUYÊN TẠC VIỆC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO: CHỈ LÀ THỦ ĐOẠN “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG (15/02/2023)

Những ngày đầu năm này, các trang tin hải ngoại và mạng xã hội liên tục đưa ra những bài viết của các cá nhân suy diễn và xuyên tạc bản chất việc một số cán bộ cấp cao xin nghỉ công tác. Việc các cán bộ cấp cao xin thôi chức theo “nguyện vọng cá nhân” bị quy chụp là những động thái “thanh trừng nội bộ”, hay sự “tranh giành phe phái” trước kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước. Những nhận định võ đoán, cố ý bôi nhọ này không chỉ bóp méo công tác cán bộ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta mà còn gây tâm lý hoài nghi trong một bộ phận nhân dân. Việc nhận diện, đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái này là nội dung của chuyên mục Nhận diện sự thật hôm nay.

Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ” (04/1/2023)

Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ” (04/1/2023)

Phê phán, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, thành tựu phát triển của Việt Nam; xuyên tạc những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo những vấn đề về dân chủ, nhân quyền… là những thủ đoạn “cũ mèm”mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng, chống phá. Gần đây nhất còn xuất hiện những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Đây là hành vi chống phá hết sức thâm độc và nguy hiểm nhằm làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. “Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ”.

Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị (29/12/2021)

Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị (29/12/2021)

Quan điểm: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” được Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cố tình không hiểu, thậm chí còn xuyên tạc bằng những luận điểm sai trái. “Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị” - nội dung được BTV chương trình phân tích, bàn luận cùng GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Xuyên tạc lịch sử - Trò hề lặp lại không thể làm mất đi giá trị vĩ đại của sự kiện (08/12/2021)

Xuyên tạc lịch sử - Trò hề lặp lại không thể làm mất đi giá trị vĩ đại của sự kiện (08/12/2021)

Năm nay, nước Nga và nhiều nước trên thế giới kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại – Cuộc cách mạng đã mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử nhân loại – Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, thúc đẩy tiến bộ xã hội và vì con người. Vậy nhưng, cũng như nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác ở Việt Nam như Cách mạng tháng Tám 1945, hay sự kiện Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước 30/4 năm 1975. Có không ít kẻ cơ hội chính trị vẫn luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga, của cách mạng Tháng Tám 1945 hay sự kiện Giải phóng miền Nam- thống nhất đất nước của Việt Nam ta. Xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, thực chất đó là trò hề lặp lại của những kẻ cơ hội chính trị, với hy vọng hão huyền rằng: nói nhiều sẽ quen tai, rồi chuyển sai thành đúng. Nhưng, lịch sử chỉ có một, sự thật cũng chỉ có một, các sự kiện lịch sử trọng đại không thể vì vài lời lẽ xuyên tạc, phủ nhận của một số cá nhân mà mất đi giá trị đích thực của nó.

Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước

Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian vừa qua, lợi dụng quy định của pháp luật Việt Nam cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các phần tử xấu đã ráo riết tuyên truyền, lôi kéo công nhân, người lao động nhằm tập hợp lực lượng và cho ra đời cái gọi là tổ chức “công đoàn độc lập” ở Việt Nam. Dưới lớp vỏ bọc này, các thế lực thù địch rêu rao những luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước, thậm chí xúi giục, kích động các hành vi làm bất ổn chính trị, xã hội tại Việt Nam. “Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước” là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục “Nhận diện sự thật” hôm nay, với sự tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội các khóa 12,13,14 và Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công An.

Đừng mượn “mác” văn học nghệ thuật để chia rẽ, bôi nhọ (22/09/2021)

Đừng mượn “mác” văn học nghệ thuật để chia rẽ, bôi nhọ (22/09/2021)

Từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật với các hình thức thi ca, nhạc họa, phim ảnh…luôn được giới văn nghệ sĩ sử dụng như cách để hướng công chúng tới một xã hội tốt đẹp với chân-thiện-mỹ, bảo vệ sự thật , tránh xa cái xấu, cái ác. Tuy nhiên thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng mạng xã hội và môi trường Internet, đưa lên đó những sản phẩm mượn mác văn học nghệ thuật với mục tiêu đả phá thành quả chống dịch Covid 19, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đáng tiếc là một bộ phận công chúng hời hợt, nhẹ dạ cả tin lại chia sẻ những “sản phẩm lỗi” này như một cách tiêu khiển, giải trí giữa mùa dịch, phủ nhận công sức đóng góp của những người tham gia chống dịch. Vậy cần làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi những sản phẩm “đội lốt” văn học nghệ thuật đó?

Chống dịch Covid 19: Cùng nhận thức, cùng hành động (1/9/2021)

Dịch COVID-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện… Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “dân chủ” “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng - Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Văn Hòa.

Chống dịch Covid 19: Cùng nhận thức, cùng hành động (1/9/2021)

Chống dịch Covid 19: Cùng nhận thức, cùng hành động (1/9/2021)

Dịch COVID-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện… Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “dân chủ” “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng - Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Văn Hòa.

Chống dịch Covid-19: Cùng nhận thức, cùng hành động (18/08/2021)

Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện. …Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “ dân chủ” “ nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng- Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.

Chống dịch Covid-19: Cùng nhận thức, cùng hành động (18/08/2021)

Chống dịch Covid-19: Cùng nhận thức, cùng hành động (18/08/2021)

Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện. …Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “ dân chủ” “ nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng- Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.