Mùa mưa lũ: Làm gì để không mắc bệnh?
VOV1 - Bộ Y tế cho biết, trong và sau các đợt mưa lũ, nguy cơ bùng phát bệnh thương hàn càng trở nên đáng lo ngại.

# Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết hiện ước tính 5,6 tỷ người ở 119 quốc gia có nguy cơ nhiễm virus này, có thể gây sốt cao, đau khớp và tàn tật kéo dài. Đại dịch năm 2004-2005 của virus này đã ảnh hưởng tới gần nửa triệu người, chủ yếu ở các vùng đảo nhỏ trước khi lan ra toàn thế giới. Đợt bùng phát virus Chikungunya đã bắt đầu từ đầu năm nay với các đợt bùng phát lớn trên các đảo châu Phi trên Ấn Độ Dương từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, như La Reunion và Mayotte thuộc Pháp, và Mauritius. Virus sau đó đã lây lan sang các quốc gia khác ở châu Phi như Madagascar, Somalia và Kenya, cũng như có dấu hiện lây lan tới Ấn Độ và Đông Nam Á. Các nước châu Âu cũng đã xuất hiện tình trạng đáng lo ngại khi các ca lây nhiễm từ bên ngoài tới lục địa này tăng nhanh.

# Nghiên cứu mới đây của Đại học Florida, Mỹ cho thấy, việc kết hợp vaccine thử nghiệm với các loại thuốc chống ung thư thông thường gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, giống như một cú đấm kép, đã kích hoạt phản ứng chống khối u mạnh mẽ. Tác giả chính của nghiên cứu, Elias Sayour - Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi khoa tại UF Health và Giáo sư Nghiên cứu Ung thư Nhi khoa của Quỹ Ngăn ngừa ung thư ở trẻ em cho biết, kết quả này cho thấy một phương pháp điều trị mới đầy tiềm năng - một phương pháp thay thế cho phẫu thuật, xạ trị và hóa trị - với tác động rộng rãi trong việc chống lại nhiều loại khối u kháng trị.

# Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 180.000 trường hợp mắc mới, 120.000 ca tử vong do ung thư (theo ghi nhận trong năm 2022). Các loại ung thư phổ biến gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, vú và đại trực tràng... Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I - Bệnh viện K, giảng viên bộ môn Ung thư – Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, các tác nhân gây ung thư rất đa dạng, người ta thường tổng hợp lại thành 4 nhóm chính. Thứ nhất là các tác nhân vật lý như tia cực tím, các bức xạ ion hóa (tia X...) hoặc không ion hóa (sóng điện từ). Biện pháp tốt nhất để phòng tránh ung thư là hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân sinh bệnh, thăm khám định kỳ. Bởi, ung thư giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, chỉ có thể phát hiện qua tầm soát.

# Bộ Y tế cho biết, trong và sau các đợt mưa lũ, nguy cơ bùng phát bệnh thương hàn càng trở nên đáng lo ngại. Nước ngập cuốn theo bùn đất, rác thải, phân người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn thương hàn phát tán rộng trong cộng đồng. Để phòng bệnh hiệu quả, người dân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi; không dùng nước lã trong ăn uống hoặc chế biến thực phẩm. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bảo quản thực phẩm đúng cách, không để ruồi nhặng tiếp xúc. Khi có dấu hiệu sốt cao kéo dài kèm theo rối loạn tiêu hóa, cần đến cơ sở y tế để được khám và làm xét nghiệm, tránh tự ý điều trị tại nhà.

# Tại Việt Nam, các nghiên cứu từ năm 2010 đến 2023 cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh (PPD) khá rộng, từ 8,2% đến 48,1%, phụ thuộc vào phương pháp đánh giá, khu vực khảo sát và thời điểm thực hiện sau sinh (từ 1 tháng đến 1 năm). Những yếu tố nguy cơ bao gồm: sống một mình, thu nhập thấp, xung đột trong gia đình, thiếu hỗ trợ tinh thần và áp lực giới tính con cái. Một tổng quan hệ thống đăng trên BMC Women's Health năm 2023 ghi nhận Việt Nam có tỷ lệ PPD trung bình là 20%, tương đương mức trung bình toàn cầu.

# Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp ung thư dạ dày di căn hiếm gặp là một nữ sinh 18 tuổi, trú tại Đồng Nai. Cô nhập viện trong tình trạng đau bụng kéo dài, buồn nôn, nôn sau ăn, ăn uống kém và sụt tới 9kg chỉ trong 2 đến 3 tháng. Trước đó, cô từng được một cơ sở y tế khác chẩn đoán viêm dạ dày thông thường. Kết quả nội soi và sinh thiết tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã khiến gia đình sốc nặng: bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thể lan tỏa, khối u đã xâm lấn tụy, mạc treo đại tràng ngang và di căn phúc mạc ổ bụng. Sau 6 đợt điều trị kéo dài hơn 4 tháng, tình trạng bệnh nhân cải thiện ngoạn mục. Các ổ di căn giảm đến 90% kích thước, khối u chính thu nhỏ rõ rệt. Không chỉ hồi phục về mặt y khoa, nữ bệnh nhân còn tăng 10kg, sức khỏe cải thiện và sinh hoạt gần như bình thường.

# Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh phổi mạn tính thường gặp. Tổn thương trong COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi.  COPD gây tắc nghẽn phế quản và phá hủy các thành, vách phế nang là túi chứa khí của phổi làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, ứ đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim mạch, giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh khó thở, không đi lại được, chủ yếu sống trong nhà, giao tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài có thể gây chứng trầm cảm...

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận