Làm gì để loại bỏ hoàn toàn chi phí “bôi trơn” trong thủ tục hải quan? (10/1/2019)

30% doanh nghiệp gặp khó trong thực hiện thủ tục kiểm tra, xác định trị giá hải quan và vẫn còn 18% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định. Đáng chú ý là gần 51% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, phải trả phí ngoài khi làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương. Số liệu này được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu ra mới đây tại hội nghị công bố kết quả báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018. Chi phí lót tay hay chi phí không chính thức là câu chuyện đã được bàn lui bàn tới nhiều năm qua, cắt giảm các điều kiện kiểm tra chuyên ngành cũng là nhiệm vụ mà các bộ ngành đang gấp rút thực hiện, hàng trăm thủ tục được báo cáo đã cắt giảm. Tuy vậy, vì sao doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí lót tay? Biện pháp nào để loại bỏ những nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc thực hiện các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu của năm 2019 với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” mà Chính phủ đặt ra?

Làm gì để loại bỏ hoàn toàn chi phí “bôi trơn” trong thủ tục hải quan? (10/1/2019)

30% doanh nghiệp gặp khó trong thực hiện thủ tục kiểm tra, xác định trị giá hải quan và vẫn còn 18% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định. Đáng chú ý là gần 51% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, phải trả phí ngoài khi làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương. Số liệu này được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu ra mới đây tại hội nghị công bố kết quả báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018. Chi phí lót tay hay chi phí không chính thức là câu chuyện đã được bàn lui bàn tới nhiều năm qua, cắt giảm các điều kiện kiểm tra chuyên ngành cũng là nhiệm vụ mà các bộ ngành đang gấp rút thực hiện, hàng trăm thủ tục được báo cáo đã cắt giảm. Tuy vậy, vì sao doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí lót tay? Biện pháp nào để loại bỏ những nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc thực hiện các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu của năm 2019 với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” mà Chính phủ đặt ra?

Ra tòa nếu để “ổ gà” gây tai nạn chết người (7/1/2019)

“Không sửa đường kịp thời để xảy ra tai nạn thì các đồng chí ra tòa”- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai công tác năm 2019 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chuyện “ra toà” được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề cập trong bối cảnh: gia đình ông Trần Quang Tánh (nạn nhân tử nạn vì sập ổ gà trên quốc lộ 1A đoạn qua Phú Yên) đã gửi đơn đề nghị tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự của Ban Quản lý dự án Thăng Long, với lý do cơ quan này chểnh mảng công tác duy tu, sửa chữa dẫn đến tai nạn chết người. Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên Quốc lộ 1A. Trong khi đó, việc “vá” 5.200 ổ gà trên quốc lộ 1A vẫn chưa thể hoàn thành do thời tiết tại miền Trung liên tục mưa. Vì thế, phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cần được xem là một tiền lệ trong việc ràng buộc trách nhiệm, ràng buộc nghĩa vụ bồi thường của các cơ quan quản lý đối với những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, thậm chí tính mạng của người dân.

Ra tòa nếu để “ổ gà” gây tai nạn chết người (7/1/2019)

“Không sửa đường kịp thời để xảy ra tai nạn thì các đồng chí ra tòa”- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai công tác năm 2019 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chuyện “ra toà” được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề cập trong bối cảnh: gia đình ông Trần Quang Tánh (nạn nhân tử nạn vì sập ổ gà trên quốc lộ 1A đoạn qua Phú Yên) đã gửi đơn đề nghị tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự của Ban Quản lý dự án Thăng Long, với lý do cơ quan này chểnh mảng công tác duy tu, sửa chữa dẫn đến tai nạn chết người. Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên Quốc lộ 1A. Trong khi đó, việc “vá” 5.200 ổ gà trên quốc lộ 1A vẫn chưa thể hoàn thành do thời tiết tại miền Trung liên tục mưa. Vì thế, phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cần được xem là một tiền lệ trong việc ràng buộc trách nhiệm, ràng buộc nghĩa vụ bồi thường của các cơ quan quản lý đối với những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, thậm chí tính mạng của người dân.

Từ vụ việc cư xử thiếu văn hóa với khách du lịch tại Bình Thuận: Cần làm gì để giữ hình ảnh đẹp của địa phương và của Việt Nam trong mắt du khách? (3/1/2019)

Ngay trong ngày đầu năm mới, du lịch Việt Nam liên tiếp nhận những tin vui khi hàng ngàn du khách nước ngoài xông đất các điểm đến của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… Trong bối cảnh du lịch thế giới có xu hướng chững lại, thì ngành du lịch của Việt Nam vẫn phát triển vượt bậc trong năm qua và đây là năm thứ 2 liên tiếp du lịch có mức tăng trưởng vượt bậc, khi trong cả năm qua, cả nước đón hơn 15 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 620 nghìn tỉ đồng. Năm 2019, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 103 triệu lượt khách. Tuy nhiên, một hình ảnh đáng xấu hổ xảy ra trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, khi tại Bình Thuận: một nữ chủ resort tay cầm dao lớn chém vào lưới bóng chuyền, miệng liên tục quát mắng du khách trên bãi biển Mũi Né, khi cho rằng, đây là bãi biển của nhà mình khiến cho nhiều người ngỡ ngàng, bức xúc. Đoạn video đã được lan truyền trên mạng, tạo ra hiệu ứng xấu cho hình ảnh du lịch của địa phương. Những hành vi thiếu văn hóa như thế nên xử lý thế nào để ngăn chặn những trường hợp khác, để giữ hình ảnh đẹp đẽ của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung trong mắt du khách?

Từ vụ việc cư xử thiếu văn hóa với khách du lịch tại Bình Thuận: Cần làm gì để giữ hình ảnh đẹp của địa phương và của Việt Nam trong mắt du khách? (3/1/2019)

Ngay trong ngày đầu năm mới, du lịch Việt Nam liên tiếp nhận những tin vui khi hàng ngàn du khách nước ngoài xông đất các điểm đến của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… Trong bối cảnh du lịch thế giới có xu hướng chững lại, thì ngành du lịch của Việt Nam vẫn phát triển vượt bậc trong năm qua và đây là năm thứ 2 liên tiếp du lịch có mức tăng trưởng vượt bậc, khi trong cả năm qua, cả nước đón hơn 15 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 620 nghìn tỉ đồng. Năm 2019, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 103 triệu lượt khách. Tuy nhiên, một hình ảnh đáng xấu hổ xảy ra trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, khi tại Bình Thuận: một nữ chủ resort tay cầm dao lớn chém vào lưới bóng chuyền, miệng liên tục quát mắng du khách trên bãi biển Mũi Né, khi cho rằng, đây là bãi biển của nhà mình khiến cho nhiều người ngỡ ngàng, bức xúc. Đoạn video đã được lan truyền trên mạng, tạo ra hiệu ứng xấu cho hình ảnh du lịch của địa phương. Những hành vi thiếu văn hóa như thế nên xử lý thế nào để ngăn chặn những trường hợp khác, để giữ hình ảnh đẹp đẽ của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung trong mắt du khách?