Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”
Bài 1:
"Hiện thực hóa chiến lược Tứ Sa: Bước đi “đánh tráo khái niệm” nguy hiểm mới trên Biển Đông" (22/12/2020)

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” Bài 1: "Hiện thực hóa chiến lược Tứ Sa: Bước đi “đánh tráo khái niệm” nguy hiểm mới trên Biển Đông" (22/12/2020)

Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”
Bài 1:
"Hiện thực hóa chiến lược Tứ Sa: Bước đi “đánh tráo khái niệm” nguy hiểm mới trên Biển Đông" (22/12/2020)

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” Bài 1: "Hiện thực hóa chiến lược Tứ Sa: Bước đi “đánh tráo khái niệm” nguy hiểm mới trên Biển Đông" (22/12/2020)

Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.

Toan tính của Trung Quốc: Mưu sự tại nhân nhưng liệu thành sự có phải tại thiên? (26/12/2019)

Trong phần một của loạt bài “Bãi Tư Chính: Âm mưu tiếp tục thôn tính Biển Đông không bao giờ thành hiện thực”, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã chỉ rõ sự phí lý và ngang ngược của Trung Quốc khi họ đưa nhóm tàu Hải Dương 8 ngang nhiên xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam; đồng thời cố tình suy diễn và diễn giải sai Công ước Viên 1969 và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 theo hướng có lợi cho họ. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc từng tuyên bố “trước sau như một, đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên định theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ”,“thực hiện trách nhiệm nước lớn” và “Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền dưới bất cứ hình thức nào, vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng”. Nhưng “lời nói” của họ lại không đi đôi với việc làm. Vậy, từ vụ việc bãi Tư Chính, Trung Quốc toan tính điều gì? Và liệu Trung Quốc có thành công với những tính toán của mình? Phần 2 trong loạt phóng sự với nhan đề “Toan tính của Trung Quốc: Mưu sự tại nhân nhưng liệu thành sự có phải tại thiên?” của nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập nội dung này.

Toan tính của Trung Quốc: Mưu sự tại nhân nhưng liệu thành sự có phải tại thiên? (26/12/2019)

Trong phần một của loạt bài “Bãi Tư Chính: Âm mưu tiếp tục thôn tính Biển Đông không bao giờ thành hiện thực”, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã chỉ rõ sự phí lý và ngang ngược của Trung Quốc khi họ đưa nhóm tàu Hải Dương 8 ngang nhiên xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam; đồng thời cố tình suy diễn và diễn giải sai Công ước Viên 1969 và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 theo hướng có lợi cho họ. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc từng tuyên bố “trước sau như một, đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên định theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ”,“thực hiện trách nhiệm nước lớn” và “Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền dưới bất cứ hình thức nào, vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng”. Nhưng “lời nói” của họ lại không đi đôi với việc làm. Vậy, từ vụ việc bãi Tư Chính, Trung Quốc toan tính điều gì? Và liệu Trung Quốc có thành công với những tính toán của mình? Phần 2 trong loạt phóng sự với nhan đề “Toan tính của Trung Quốc: Mưu sự tại nhân nhưng liệu thành sự có phải tại thiên?” của nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập nội dung này.

Bãi Tư Chính và “cái dẫm chân” đè xóa luật pháp quốc tế của Trung Quốc (25/12/2019)

Bắt đầu từ ngày 4/7/2019, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Trong thời đại văn minh ngày nay, để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương, đặc biệt là các tranh chấp lãnh thổ, cách hành xử của các quốc gia có trách nhiệm là tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tự cho mình cái quyền tự diễn giải Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 theo hướng có lợi cho họ, ngang nhiên coi Bãi Tư Chính của Việt Nam thuộc về cái gọi là chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được. Trung Quốc tính toán gì? Âm mưu của họ có thành hiện thực được hay không? Loạt bài “Bãi Tư Chính: Âm mưu tiếp tục thôn tính Biển Đông không bao giờ thành hiện thực” của nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập vấn đề này. Bài một có nhan đề: “Bãi Tư Chính và “cái dẫm chân” đè xóa luật pháp quốc tế của Trung Quốc”.

Bãi Tư Chính và “cái dẫm chân” đè xóa luật pháp quốc tế của Trung Quốc (25/12/2019)

Bắt đầu từ ngày 4/7/2019, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Trong thời đại văn minh ngày nay, để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương, đặc biệt là các tranh chấp lãnh thổ, cách hành xử của các quốc gia có trách nhiệm là tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tự cho mình cái quyền tự diễn giải Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 theo hướng có lợi cho họ, ngang nhiên coi Bãi Tư Chính của Việt Nam thuộc về cái gọi là chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được. Trung Quốc tính toán gì? Âm mưu của họ có thành hiện thực được hay không? Loạt bài “Bãi Tư Chính: Âm mưu tiếp tục thôn tính Biển Đông không bao giờ thành hiện thực” của nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập vấn đề này. Bài một có nhan đề: “Bãi Tư Chính và “cái dẫm chân” đè xóa luật pháp quốc tế của Trung Quốc”.