VOV1 - Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt các ứng dụng BHXH số (VssID), định danh điện tử (VneID) và không có Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip.
VOV1 - Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt các ứng dụng BHXH số (VssID), định danh điện tử (VneID) và không có Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp nước ta, trong đó đợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là đời sống của người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng BHXH Việt Nam vẫn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực.Trong đó, có nhiều lĩnh vực được đẩy mạnh như công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, thanh tra điện tử, quyết toán tập trung, liên thông các phần mềm để phục vụ người dân tốt hơn trong dịch bệnh…
Kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát đã gây ra không ít khó khăncho đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, thậm chí là không có thu nhập, còn doanh nghiệp thì đình trệ sản xuất, sản phẩm làm ra cũng không tiêu thụ được. Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước ổn đinh cuộc sống và khôi phục sản xuất.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội nói chung và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói riêng. Dù đứng trước sức ép rất lớn về tài chính, song nhờ hàng loạt các giải pháp chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia Bảo hiểm Xã hội, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 Tuy nhiên, nâng cao chất lượng Bảo hiểm xã hội để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia vẫn là chiến lược cần thực hiện trong dài hạn
Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin đang được xem là khâu đột phá trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ước tính, mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ. Riêng từ đầu năm đến nay, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là hơn 70 triệu hồ sơ. Ở một số địa phương, thủ tục Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đã được giải quyết ngay trong ngày
Làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để chăm lo an sinh xã hội tốt hơn cho người dân, vừa tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chính sách, vừa phòng chống trục lợi chính sách, tiêu cực, thất thoát, lãng phí…
Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19, Bảo hiểm xã hội nhiều địa phương đang triển khai hỗ trợ cho người lao đông.
Trước bối cảnh dịch do cần gấp tiền để giải quyết khó khăn tài chính, nhiều người lao động đã tìm cách bán lại, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật khiến người vi phạm bị phạt rất nặng, thậm chí còn bị xử lý hình sự. Các chuyên gia cảnh báo, sự thiếu hiểu biết này sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, bởi vì nếu cơ quan BHXH phát hiện ra thì sẽ không cấp lại sổ. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho người lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10 vừa qua, cả nước có hơn 700.000 người tham gia bảo hiểm đã rút tiền bảo hiểm để hưởng một lần. Con số này tăng gấp rưỡi so với 6 tháng đầu năm và tăng gần 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vấn đề này đang được nhìn nhận là đáng báo động và gây lo ngại, bởi không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Chính phủ về việc thực hiện an sinh xã hội và tăng bao phủ Bảo hiểm xã hội toàn dân.
Từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, làm ảnh hưởng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có nguy cơ khó đạt được mục tiêu đề ra. Trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành phố đã linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo tăng số người tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân. Đáng chú ý là nhiều người dân tiếp tục tham gia BHXH với mục tiêu được hưởng lương hưu khi tuổi cao . Bài viết của phóng viên Kim Thanh đề cập nội dung này:
VssID - Bảo hiểm xã hội số là một ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đang được ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên tích cực tuyên truyền việc cài đặt tại tất cả các địa phương. Dù mới đưa vào sử dụng, song ứng dụng VssID đã cho thấy nhiều hữu ích đối với công tác khám chữa bệnh tại các các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tại tỉnh Điện Biên.