VOV1 - Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), chiều nay, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC tiêu biểu trong nhóm 21 nền kinh tế APEC.
VOV1 - Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), chiều nay, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC tiêu biểu trong nhóm 21 nền kinh tế APEC.
Trước bối cảnh dịch do cần gấp tiền để giải quyết khó khăn tài chính, nhiều người lao động đã tìm cách bán lại, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật khiến người vi phạm bị phạt rất nặng, thậm chí còn bị xử lý hình sự. Các chuyên gia cảnh báo, sự thiếu hiểu biết này sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, bởi vì nếu cơ quan BHXH phát hiện ra thì sẽ không cấp lại sổ. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho người lao động.
Thưa quý vị và các bạn! Chiều nay (4/12), Tạp chí Tòa án nhân dân phối hợp Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế TAF tổ chức họp báo công bố và giới thiệu sản phẩm Bình xịt mũi Viraleze (Vai dơ li) có tác dụng kháng virus SARS-CoV-2 tại thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Viraleze mong muốn sẽ được đồng hành cùng người dân trong các hoạt động bảo vệ sức khỏe, phòng chống Covid 19. PV Đài TNVN thông tin:
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10 vừa qua, cả nước có hơn 700.000 người tham gia bảo hiểm đã rút tiền bảo hiểm để hưởng một lần. Con số này tăng gấp rưỡi so với 6 tháng đầu năm và tăng gần 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vấn đề này đang được nhìn nhận là đáng báo động và gây lo ngại, bởi không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Chính phủ về việc thực hiện an sinh xã hội và tăng bao phủ Bảo hiểm xã hội toàn dân.
Từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, làm ảnh hưởng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có nguy cơ khó đạt được mục tiêu đề ra. Trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành phố đã linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo tăng số người tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân. Đáng chú ý là nhiều người dân tiếp tục tham gia BHXH với mục tiêu được hưởng lương hưu khi tuổi cao . Bài viết của phóng viên Kim Thanh đề cập nội dung này:
VssID - Bảo hiểm xã hội số là một ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đang được ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên tích cực tuyên truyền việc cài đặt tại tất cả các địa phương. Dù mới đưa vào sử dụng, song ứng dụng VssID đã cho thấy nhiều hữu ích đối với công tác khám chữa bệnh tại các các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tại tỉnh Điện Biên.
Đứng trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều đối tượng đã được giúp đỡ kịp thời đảm bảo cuộc sống cơ bản và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc, tỉnh biên giới Lai Châu có 38 xã chuyển từ khu vực 3, khu vực 2 sang khu vực 1. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã này bị cắt giảm; một trong số đó là hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Việc cắt giảm này không chỉ khiến tỷ lệ phủ bảo hiểm y tế ở Lai Châu bị giảm thấp, mà còn làm cho cuộc sống của đồng bào đã khó khăn lại càng khó khăn hơn
Bắt đầu từ ngày 8/11 và kéo dài đến đầu tháng 12 tới, Bảo hiểm xã hội TP.HCM tổ chức tuần lễ “Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ngay trong ngày”. Đây là hoạt động nằm trong tháng cao điểm thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư” tại TP.HCM.
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng,Nhà nước và chính quyền các địa phương, các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai thường xuyên, hiệu quả. Đây là một trong những điều kiện quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng tôi đề cập nội dung này trong chuyên đề: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các đơn vị sử dụng lao động có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.