Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế (21/4/2020)

Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế (21/4/2020)

Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19 (15/4/2020)

Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.

Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19 (15/4/2020)

Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.