
Chiều nay, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ 8, khóa 13 nhằm kiện toàn bổ sung nhân sự. Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được bầu giữ chức Phó chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa 8 (nhiệm kỳ 2022-2027). Trong khuôn khổ hội nghị, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Cuộc thi “Sáng tác ca khúc ca ngợi người Phụ nữ/Người mẹ Việt Nam” và Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội".
Từ ngày 1/1/2024, chính phủ Anh chính thức cấm các sinh viên quốc tế bậc cử nhân đưa người thân đến nước này. Đây là động thái mới nhất của chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak nhằm hạn chế người nhập cư - vấn đề vốn đang nóng bỏng trên chính trường, gây sức ép lên Đảng Bảo thủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay. Tuy nhiên, bước đi này đang vấp phải những quan điểm trái chiều khi được cho sẽ ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh của nền giáo dục Anh. Góc nhìn của PV Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi Tây Âu.
Giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022; Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81... Đó là những điểm mới của Nghị định 97 vừa được Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Như vậy là học phí ở bậc đại học năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023, nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81 tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn. PGS .TS Đặng Thị Thanh Huyền – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục cùng bàn luận câu chuyện này.
Với nhiều người, Tết Dương lịch là dịp nghỉ ngơi, thư giãn, cũng là khoảng thời gian hiếm hoi trong năm để sum vầy bên gia đình. Thế nhưng, có nhiều bạn trẻ hiện đang học tập tại các thành phố lớn chấp nhận đón Tết xa quê vì nhiều lý do.
Theo lộ trình, đến năm 2025, lứa học sinh trung học cơ sở học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp và tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nhiều sở Giáo dục và Đào tạo băn khoăn về việc sẽ tổ chức thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở và thi tuyển sinh lớp 10 như thế nào, bởi các em học môn tích hợp trong khi bậc trung học phổ thông lại học đơn môn.
Liên quan đến vụ cháy 339 chiếc xe tại Trường Đại học Hồng Đức, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ nguồn xã hội hóa, tỉnh sẽ hỗ trợ sinh viên 70% giá trị của mỗi chiếc xe bị cháy. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo tình hình kinh tế, xã hội Quý 4 vừa diễn ra.
Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi? Với sự tham gia của chuyên gia giáo dục – TS Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. Ngoài áp dụng, thực hiện đúng, đủ các chính sách hỗ trợ học sinh bán trú cùa Nhà nước, tỉnh còn áp dụng thêm một số chính sách dành cho các em thôi hưởng chính sách bán trú ở địa bàn còn nhiều khó khăn.
Theo Nghị định 116 của Chính phủ, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền đóng học phí, cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học. Kinh phí này từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục – TS Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ: Chính sách nhân văn, vì sao vẫn “tắc”?- Khán giả trở về được “trở về “ những năm 1970 với phiên bản kỹ thuật số của nhóm nhạc ABBA
Đang phát
Live