Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:
- Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu có nhiều khởi sắc-thực tế từ cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) - PGS-TS Trần Văn Ơn: Coi trọng chất lượng và thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP – Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình mỗi xã một sản phẩm thời gian tới. - Sốt đất ở nhiều nơi, thị trường đang ẩn chứa nhiều rủi ro với các nhà đầu tư.
- Thực hiện Tổng điều tra kinh tế 2021 - cần sự phối hợp chủ động, tích cực từ doanh nghiêp. - Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu từ 4-5% trong bối cảnh tác động của Covid-19. - Doanh nghiệp dệt may thích ứng với điều kiện mới, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất.
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.- Sau gần 5 tháng thi công sửa chữa, cầu Thăng Long (Hà Nội) chính thức thông xe vào sáng 7/1- Phiên thảo luận kết quả bầu cử tổng thống của Quốc Hội Mỹ đã bị gián đoạn bởi hỗn loạn xảy ra tại thủ đô.- Bài bình luận “Ba vấn đề lớn đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn tới”.
Xuất khẩu, xuất siêu và những vấn đề cần lưu ý trong năm 2021 - Ngành công nghiệp vượt khó giúp Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng- Sôi động thị trường Noel 2020.
Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành như thế nào (?!) để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế. Đây là chủ đề của diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Bà Bùi Kim Thùy, Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam.
- Nhìn lại một tháng tận dụng các cơ chế ưu đãi từ EVFTA: Thêm cơ hội tăng thu từ xuất, nhập khẩu.- Gần Tết Trung thu: nóng về tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa bánh, kẹo “3 không”.- Doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng trang thiết bị cho ngành y dược trong nước.
- Xuất nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.- Hoạt động đáng chú ý của một số doanh nghiệp niêm yết.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vay vốn: Giảm cơ hội xuất nhập khẩu sang EU.- Thị trường nội địa - Điểm tựa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Phát triển Công nghiệp hỗ trợ.
Thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Nhận diện nhu cầu thực tiễn cùng tiềm năng phát triển, nhiều cá nhân, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư lĩnh vực này. Các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng hình thành từ đây. Trong đó, nhiều ý tưởng nếu được đầu tư bài bản, thương hiệu có thể vượt khuôn khổ quốc gia, được định giá tới hàng trăm triệu đô-la. Vấn đề đáng quan tâm là, hoạt động này có còn thuận lợi hay sẽ gặp nhiều cạm bẫy và rào cản, sau tác động không lường từ Covid-19? Cùng trao đổi với các vị khách mời là anh Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Điều hành dự án Iexport.vn – cầu nối giao thương xuyên biên giới và Chuyên gia khởi nghiệp - Doanh nhân Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CenGroup.
Đang phát
Live