Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Đoàn kiểm tra số 135 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.- Hội nghị trực tuyến giao ban về tình hình triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ diễn ra sáng mai.- Xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng mạnh và giá trị cả năm đạt gần 4 tỉ đôla Mỹ.- Các cường quốc thế giới sẽ kiểm chứng thiện chí đàm phán hạt nhân của Iran trong tiến trình khôi phục thỏa thuận lịch sử năm 2015.- Từ một thành phần đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra loại khẩu trang phát sáng nếu có dấu vết của SARS-COV2 trên đó.
Nhằm triển khai các định hướng, giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn bình thường mới, ngày 15/12 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa cơ quan điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu; kênh đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế” bao gồm 2 phiên thảo luận chính, với các nội dung: Cơ hội và thách thức của một số thị trường xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19; Chiến lược quốc gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) giai đoạn 2021-2025 và định hướng phối hợp với các đối tác về lĩnh vực thương mại tại Việt Nam; Định hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Theo dự kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Diễn đàn. Các đại biểu tham dự gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu; Đại diện các cơ quan Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các tổ chức thương mại quốc tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế… Thời gian diễn ra sự kiện theo kế hoạch từ 8h30 ngày 15/12/2021 tại Trụ sở Bộ Công Thương - 23 Ngô Quyền, Hà Nội kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và livestream trên trang fanpage của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương./.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý 3, nhưng tính chung cả năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt, ước đạt 39 tỷ USD.
Xuất khẩu vượt hơn kỳ vọng, nguyên nhân vì sao?-Tháng khuyến mại tập trung Quốc gia 2021: doanh nghiệp dồn sức cuối năm.- Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2021 đạt gần 600 tỷ đô la Mỹ (599,12 tỷ USD), tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, nhập khẩu tăng 27,5%) và cán cân thương mại hàng hóa đã có xuất siêu 225 triệu USD. Vẫn còn đủ 1 tháng để nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể lên mức hơn 640 tỷ USD như dự báo của ngành Công Thương. Những con số biết nói này cho thấy rất nhiều điểm sáng, và cả những tồn tại tăng thêm trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam suốt gần một năm qua, dưới tác động của đại dịch covid-19.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số - giải pháp hữu hiệu xúc tiến xuất khẩu.-Tác động của tiêu dùng bền vững tới sản xuất bền vững.- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
Ủy ban Thường vụ quốc hội chưa đồng ý bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm tới.- Từ hôm nay, Hà Nội bắt đầu tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi tại 30 quận, huyện.- Tính đến nửa đầu tháng 11 này, cả nước đã có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.- Khủng hoảng người di cư giữa các nước Châu Âu và Belarus chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.- Iran khẳng định, dỡ bỏ cấm vận là yếu tố quyết định khôi phục thoả thuận hạt nhân 2015 tại vòng đàm phán sắp tới.
Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
- Những giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau, quả trước những khó khăn của dịch bệnh Covid-19 - CM Khuyến nông đồng hành với nông dân: Phát triển cây có múi bền vững ở khu vực Bắc Trung Bộ - Đổi mới hoạt động truyền thông trong phòng chống cúm gia cầm - Chăn nuôi nông hộ cần thay đổi để hướng đến chăn nuôi an toàn
Đang phát
Live