Tiếp các nữ doanh nhân tiêu biểu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, nữ doanh nhân đóng góp, cống hiến cho đất nước.- Cần có giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách để thúc đẩy tính sáng tạo, để đội ngũ trí thức phát huy hết khả năng, năng lực của mình.- Xuất khẩu gạo thiết lập kỷ lục mới khi đạt kim ngạch xuất khẩu gần 4 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước tới nay.- Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất cho phép thí điểm thu phí điện tử không dừng trong 6 tháng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.- Đạo diễn, nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội lần thứ 16.- Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng ngoại giao lần đầu tiên sau 9 năm.- Cuộc chiến chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng sau sự xuất hiện một con chip hiện đại trong điện thoại của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei.
Sau khi được Trung Quốc chính thức chấp thuận nhập khẩu chính ngạch, ngành hàng sầu riêng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ước đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng sẽ đạt khoảng 2 tỉ USD, tăng hơn 3,5 lần so năm trước. Sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước từ đầu năm đến nay Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến vi phạm các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, an toàn thực phẩm cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu. Lâu dài là nguy cơ suy giảm uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng Việt Nam.
Trong 9 tháng năm nay, dù giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chính giảm sâu nhưng nông, lâm, thuỷ sản vẫn đạt hơn 38 tỉ USD. Trong đó, rau quả tăng gần 72%; gạo tăng hơn 40%; hạt điều tăng 14,3%; cà phê tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước tăng hơn 26%. Ngược lại nhóm thuỷ sản giảm 21,7%; lâm sản giảm hơn 20%. Thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua luôn có những biến động khó lường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại cần nắm được xu thế của thị trường. Đồng thời linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với chính sách của các quốc gia nhập khẩu.Đây là vấn đề ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xúc tiến xuất khẩu VietGo - Một đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ xuất nhập khẩu, xúc tiến cơ hội giao thương xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi trong chương trình.
Ngay sau khi Australia công bố thặng dư ngân sách 22 ,1 tỷ đôla Australia (AUD), Bộ Công nghiệp nước này đã đưa ra dự báo nguy cơ lỗ 116 tỷ AUD do giá khoáng sản và năng lượng xuất khẩu, nguồn thu ngân sách chính của Australia đang rơi vào đà giảm mạnh.
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ đô la Mỹ, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đạt kết quả cao với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 14 tỷ USD, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ đầu năm đến nay vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực do hệ lụy của đại dịch COVID 19, khi kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia. Tuy vậy vẫn có nhiều “mảng sáng” vì các doanh nghiệp đã kịp thời cơ cấu lại sản xuất, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đầu ra…
Trong bối cảnh các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, xuất khẩu than của Ốt-xtrây-lia (Australia) sang Trung Quốc trong tháng 8 năm 2023 đã đạt con số kỷ lục 6,69 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo số liệu của Cục Hải Quan Lào Cai, kim ngạch xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành tăng gần 116% so với cùng kỳ năm trước, với khoảng trên 300 nghìn tấn hàng hoá. Con số này, phản ánh nỗ lực của Lào Cai trong phát huy vai trò cửa ngõ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng của năm nay đã đạt hơn 5,8 triệu tấn, mang về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 22% về số lượng và hơn 36% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng về số lượng và giá trị do biến động thị trường lương thực toàn cầu khi một số nước tạm dừng xuất khẩu. . Việc giá gạo tăng về giá trị cũng phải nhắc đến chất lượng gạo của Việt Nam được nâng cao khi cơ cấu giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao chiếm tỷ trọng từ 70 – 80% từng mùa vụ, điều này đã khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đang phát
Live