Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Chẳng biết tự bao giờ tại Thái Bình đã có câu vè: “Quê lúa lắm chuyện lạ kỳ. Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm”. Một trong 2 nhân vật được nhắc đến trong câu vè đó, là thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, một người bị tàn tật từ nhỏ, nhưng đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành nhà thơ nổi tiếng, gắn với nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động. Thơ của Đỗ Trọng Khơi luôn chất chứa nỗi buồn của số phận, đoạn trường gian truân của cuộc đời được ẩn dụ trong hình ảnh “Con chim sẻ mổ hạt dẻ ven đường”. Nhưng trong sâu thẳm hồn thơ đó lấp lánh niềm tin yêu, hy vọng và một tinh thần bản lĩnh không khuất phục trước tật nguyền. Câu chuyện về “nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La, Việt Nam và Pa Háng, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào là một trong những cửa ngõ quan trọng, được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, du lịch giữa các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và các nước thứ 3, đem lại những đổi thay nơi phên dậu Tổ quốc.
Sáng 22/11, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP.HCM tổ chức khai mạc triển lãm hình ảnh với chủ đề: “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Sự kiện diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM) và kéo dài đến ngày 06/12/2024.
Ngày 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo và dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Santo Domingo.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tại thủ đô Viên-chăn (Vientiane), Lào, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gặp song phương và tiếp xúc bên lề hội nghị với trưởng đoàn một số nước.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta thăm chính thức Malaysia- Hội đàm với Tổng thống nước Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp- Quốc hội đề nghị cần có quy định chặt chẽ, tránh lợi trục lợi chính sách khi mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại- Việt Nam lần thứ hai được bầu vào Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc- Mỹ phủ quyết nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza
Ngày 20/11, tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao 175/183.
Với mong muốn tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng nhưng tiết kiệm, không “làm khó” phụ huynh, nhiều địa phương, trường học đã ra văn bản thông báo không nhận hoa, nhận quà và không tiếp khách trong ngày hôm nay. Câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao ngành giáo dục nhiều nơi lại nói không với quà tặng trong ngày Nhà giáo Việt Nam? Truyền thống "tôn sư trọng đạo" liệu có phần nào bị ảnh hưởng vì quyết định này? Nếu không tặng hoa và quà, phải làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô? Làm sao để nâng cao thu nhập của nhà giáo – vấn đề được xem là điểm nghẽn với nhân lực ngành giáo dục, để họ yên tâm công tác và gắn bó với nghề?
Hôm nay (20/11), Đại hội Internet Thế giới 2024 – WIC 2024 chính thức khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Lê Thành Long có bài phát biểu quan trọng tại đại hội.
Đang phát
Live