- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới, vừa sản xuất, kinh doanh, học tập, vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Để không còn căn bệnh chây ì trả nhà công vụ.- Nâng khống trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?- Soạn giả Lý Việt Hùng – Người tâm huyết sáng tác về đề tài “người chiến sĩ”.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
Hôm nay (21/4), tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và các thành viên Ủy ban Đối ngoại dự cuộc họp trực tuyến do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế chống đại dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia: Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia. Tin của phóng viên Kim Thanh.
- Chủ trì phiên họp của Ban điều hành giá Chính phủ, nêu thực tế giá thịt lợn thịt đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều so với giá thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Công an thực hiện mọi biện pháp để giảm giá thịt lợn trong thời gian sớm nhất.- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại.- Hôm nay là Ngày sách Việt Nam. Các cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến hay tìm hiểu kiến thức về dịch bệnh Covid... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.- Đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.- Ireland bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ 39 người Việt tử vong tại Anh hồi tháng 10 năm ngoái.
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đang làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang cảm nhận rất rõ nét những thay đổi từ Covid-19, từ học tập, làm việc đến các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày – những thay đổi dựa trên nguyên tắc “vàng” trong mùa dịch, đó là giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường kết nối gián tiếp. Chính những khó khăn mà toàn xã hội đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19 lại đang hé mở cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.- Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế.- Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?- Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến- Giải pháp tốt góp phần tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội hiện nay.
- 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những dấu hiệu khả quan, nhiều địa phương bắt đầu tính tới việc cho học sinh trở lại trường từ tuần sau.- Nhiều địa phương điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.- Khai mạc Hội sách trực tuyến toàn quốc năm 2020. Đây là lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng để phòng chống dịch bệnh.- Mỹ tiếp tục là tâm dịch, khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.- Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya phát động cuộc tấn công quân đội miền Đông, bất chấp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
- Việt Nam đẩy nhanh sản xuất trang thiết bị y tế ứng phó với dịch Covid-19.- Điều trị thành công bệnh nhân Covid-19 và sứ mệnh người thầy thuốc tuyến đầu.
Đang phát
Live