
Nhân kỷ niệm 25 năm sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử này, chúng tôi muốn mời quí vị cùng nhìn lại những dấu mốc nổi bật trong 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những ký ức của các nhân vật đã từng chứng kiến thời khắc quan trọng của đất nước; cùng đó là những cơ hội và thách thức, cả những gợi mở cho tương lai. Bàn về vấn đề này, khách mời là Bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN và Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- 25 năm gia nhập ASEAN: Dấu ấn Việt Nam!- Diễn biến và giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng và các địa phương trong cả nước.- Loạt bài "Hợp tác kinh tế - Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN. Bài 2: Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử trong ASEAN - nhìn từ các hiệp định thương mại về điện tử.- Châu Âu siết chặt các biện pháp phòng dịch.
- Tròn 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Hiệp hội. Chặng đường một phần tư thế kỉ qua qua với những thành tựu đạt được càng khẳng định quyết sách khi đó là đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.- Trong vòng 15 ngày kể từ 28/7, dừng toàn bộ các chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa đi hoặc đến thành phố Đà Nẵng.- Bài bình luận: 99 ngày bình an và những bất an vì dịch bệnh COVID-19 xuất hiện trong cộng đồng.- Liên hiệp quốc hối thúc Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đàm phán hòa bình.- Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã lợi dụng Canada trong vụ án bà Mạnh Vãn Chu.
- Mô hình hiệu quả trong dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng.- Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam và Mỹ.
Chỉ một năm, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 1996 Việt Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA). Đây là những bước đi đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược đối ngoại trên cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ với đối tác, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng quan trọng - một trong 3 trụ cột trong hợp tác ASEAN. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020) và Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN từ đầu năm 2020, nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Phần đầu của loạt bài viết này với nội dung “Sự trưởng thành từ những cam kết khu vực đến hội nhập toàn cầu”.
“Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN trong nhiều năm qua. Không chỉ tăng cường đoàn kết nội khối, Việt Nam còn thúc đẩy kết nối thực chất với các đối tác trong và ngoài khu vực, tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Năm nay 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam càng thể hiện rõ nét và hiệu quả nhằm giúp các nước cùng nhau vượt qua khó khăn, thiết lập các trạng thái “bình thường mới”. Đây là khẳng định của Đại sứ Na Uy tại ASEAN Morten Hoglund khi trả lời phỏng vấn của Phóng viên Đài TNVN, nhân dịp kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2020).
Tối 25/7, tại Quảng trường Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2020. Pv Bá Toàn thông tin.
- Lần đầu tiên diễn ra một chương trình trọng thể “Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc”, tri ân những bà mẹ đã hiến dâng những người thân yêu ruột thịt nhất của mình trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại.- Công tác phòng chống tham nhũng không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, bài bản và hiệu quả hơn. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định điều này tại phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.- Bệnh nhân ở Đà Nẵng đã dương tính lần thứ 5 và trở thành bệnh nhân thứ 416 mắc Covid-19 ở nước ta. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 đã chỉ đạo sớm khởi tố đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.- Australia phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.- An ninh được siết chặt bên ngoài Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô (Trung Quốc) hôm nay, khi các nhân viên ngoại giao Mỹ rời khỏi đây. Trong khi đó, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston (Mỹ) đã chính thức đóng cửa.- Giá vàng thế giới phá ngưỡng 1.900 đôla/ounce sau gần 1 thập kỷ và đang tiến gần đến mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
- Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra chương trình Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc 2020.- Các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, kể từ ngày 5/8 sẽ bắt buộc phải có giấy xét nghiệm virus Sar-cov-2 tại các phòng xét nghiệm do Chính phủ phê duyệt hoặc hệ thống phòng xét nghiệm của Tổ chức Y tế thế giới.- Cục Hàng không Việt Nam xác nhận có xảy ra việc "nhân bản" kết quả siêu âm tim của phi công tại Trung tâm Y tế hàng không. Đơn vị đã khắc phục và xử lý vi phạm liên quan.- Mỹ bắt giữ một nhà nghiên cứu người Trung Quốc trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.- Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ yêu cầu kiểm tra 2.000 máy bay boeing tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19.
Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sang năng lượng sạch đang là xu thế toàn cầu, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra một số quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng. Nghị quyết nhấn mạnh đến việc ưu tiên khai thác và sử dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, coi tiết kiệm năng lượng là một quốc sách của quốc gia. Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để chuyển dịch cơ cấu năng lượng nhưng cũng gặp phải không ít thách thức trong quá trình này. Cơ hội và thách thức đó là gì, kinh nghiệm của quốc tế sẽ giúp ích như thế nào cho Việt Nam trong việc chuyển dịch năng lượng?
Đang phát
Live