Sáng nay (24/8), tại TP.HCM, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) phối hợp với doanh nghiệp ManpowerGroup Việt Nam (chuyên về tư vấn, tuyển dụng và cung ứng nhân lực) tổ chức hội thảo “Kỹ năng xanh vì tương lai bền vững”.
Hơn 42.000 chỉ tiêu việc làm và học nghề, được 188 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 14 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải phòng, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Cao Bằng và Điện Biên diễn ra sáng nay. Tham gia phiên giao dịch việc làm, người lao động có thể tìm được công việc phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, với thu nhập từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Hôm nay (12/8), tại Bình Dương, Cục việc làm thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Công ty TNHH cung ứng nhân lực Nhân Kiệt tổ chức tọa đàm trao đổi về "Phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm". Tại đây, các địa phương chia sẻ khó khăn trong việc cung ứng lao động cho doanh nghiệp khi không có dữ liệu kết nối chung. Doanh nghiệp cũng "than" khó tìm lao động qua các sàn giao dịch việc làm miễn phí.
7 tháng qua, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn gặp khó khăn, do ít đơn hàng nên buộc phải cắt giảm số lượng lớn lao động. Từ thực tế đó, chính quyền tỉnh Bình Dương đang nỗ lực kết nối, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, dẫn đến khó khăn cho công nhân lao động. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao dịch việc làm nhằm đảm bảo thị trường lao động kết nối linh hoạt, đồng bộ. Tại TP.HCM, từ thời điểm đại dịch COVID-19 đến nay, song hành với các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, sàn giao dịch việc làm trực tuyến đã góp phần kết nối việc làm cho người lao động.
Theo thống kê: Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay, số lao động bị mất việc lên tới gần 280 nghìn người. Trong khi số lao động bị giảm giờ làm khoảng 195 nghìn người, trong đó, hơn 17 nghìn người phải nghỉ việc không lương và hơn 8.300 người bị tạm hoãn hợp đồng lao động. Dự báo làn sóng sa thải lao động sẽ còn tiếp diễn từ nay đến cuối năm. Thực trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, người lao động mất việc làm gia tăng đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Cần có chính sách gì để hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động?
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn xem công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, các hoạt động chăm lo cho gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng… luôn được các cấp các ngành trong tỉnh quan tâm. Những việc làm đầy trách nhiệm và tình nghĩa đã tạo thành nét đẹp trong đời sống, tri ân sâu sắc sự hy sinh, đóng góp to lớn của các gia đình chính sách, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các bộ ngành, địa phương đều đã xây dựng đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên, thực tế, nhiều nơi xây dựng theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”; chủ yếu căn cứ vào biên chế hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện và căn cứ vào khối lượng công việc để đề xuất bảo toàn số lượng biên chế. Thậm chí có những nơi, vẽ thêm vị trí để tăng biên chế.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các bộ ngành, địa phương đều đã xây dựng đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên, thực tế, nhiều nơi xây dựng theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”; chủ yếu căn cứ vào biên chế hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện và căn cứ vào khối lượng công việc để đề xuất bảo toàn số lượng biên chế. Thậm chí có những nơi, vẽ thêm vị trí để tăng biên chế.
Hiện nay, với việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, người lao động Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội cũng như những khó khăn thách thức. Vậy Chính phủ, các cơ quan chức năng đã có những cơ chế chính sách như thế nào để người lao động chủ động khai thác tối đa lợi thế, làm chủ thị trường lao động.
Đang phát
Live