Xử lý vi phạm nồng độ cồn ảnh hưởng đến dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn ở TP.HCM. Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đưa ra tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2).
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
“Không phát hiện tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp” sau 5 ngày tuần tra kiểm tra kiểm soát trên vùng biển Giáp ranh Việt Nam -Malaixia-Thái Lan là kết quả ghi nhận bước đầu trong đợt cao điểm chống khai thác IUU từ nay đến tháng 4 năm 2024 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa gia hạn thời gian kiểm tra, rà soát đối với hàng loạt khách sạn tự ý nâng thêm tầng, cải tạo tầng khách sạn thành các căn hộ ở.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, đây cũng là “thời điểm nóng” về an toàn thực phẩm. Dù lực lượng chức năng đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng tình trạng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tồn tại.
Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn bị lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng xấu đưa ra thị trường thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng bán kiếm lời bất chính. Do đó, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được các ngành chức năng, địa phương tăng cường quản lý, siết chặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội dành cả ngày hôm nay để thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về công tác phòng - chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng - chống tham nhũng năm 2023. Bên hành lang quốc hội, các đại biểu cũng nêu ý kiến: cần làm tốt hơn nữa công tác phòng đi đôi với chống vi phạm pháp luật, bởi đây chính là phương thức kiểm soát để bảo vệ doanh nghiệp một cách hiệu quả, đơn cử như vụ việc của nhà xe Thành Bưởi gần đây.
Trong vòng 4 năm (từ năm 2018-2022), 133 công trình, dự án tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định xảy ra sai phạm. Đây là địa phương thứ 2 ở tỉnh Bình Định phát hiện hàng loạt sai phạm sau thanh tra.
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét, trong đó chú trọng rà soát việc quản lý, sử dụng rừng phòng hộ, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý các tồn tại, vi phạm.
Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vừa tổng rà sóat, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Qua đó đã xử phạt 179 cơ sở vi phạm các quy định về phòng cháy - chữa cháy với tổng số tiền phạt hơn 1,6 tỷ đồng.
Đang phát
Live