
Cùng với những điểm nóng tại Trung Đông, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á, câu chuyện tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của Công ty hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) mang theo 4 phi hành gia đã ghép nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hâm nóng dư luận. “Nóng” là bởi đây là bước đi mới nhất trong cuộc đua nhằm đưa người lên Mặt trăng lần đầu tiên trong thế kỷ 21. Bên cạnh chinh phục và thám hiểm Mặt trăng, Sao Hỏa cũng nằm trong “tầm ngắm” của cuộc chạy đua khám phá vũ trụ đầy gay cấn, với 3 “tay đua” đang dẫn đầu lúc này là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nói cách khác, sự kiện này chỉ là một mốc đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các cường quốc.
- Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Luật sư giải đáp về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; Cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu đúng quy định pháp luật.- Cạnh tranh địa chính trị - “nóng” cả lĩnh vực hàng không vũ trụ.- Loạt bài “Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội" - Bài 2 nhan đề: Bao giờ Hà Nội có được quy hoạch thống nhất về không gian ngầm?- Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về trí tuệ nhân tạo.
- Liệu có thể thống nhất tiêu chí để đánh giá hay – dở một bài thơ hay không?- Liên bang Nga kỷ niệm đúng 60 năm ngày con người thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ.- Tử tế với môi trường Quảng Ngãi.
60 năm trước, ngày 12/04/1961 đã mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại với chuyến bay đầu tiên của con người vào không gian do nhà du hành Nga Yuri Gagarin hoàn thành. Nga đã chọn ngày này là Ngày du hành vũ trụ, hàng năm đều kỷ niệm và nhân dịp tròn 60 năm, các hoạt động này được tổ chức long trọng ở nhiều nơi, nổi bật là ở tỉnh Smolensk - nơi Gagarin sinh ra, ở tỉnh Saratov - nơi ông hạ cánh sau chuyến bay lịch sử và ở thành phố Korolev - mang tên viện sỹ, nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Nga. Thành phố này cũng được mệnh danh là thủ đô vũ trụ Nga.
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ tới 200 nghìn đồng mỗi ngày cho người tham gia chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.- Dịch bệnh Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp, thành phố Hồ Chí Minh tính đến phương án thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ; tỉnh Hưng Yên thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa tại một số khu vực.- Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.- Thượng viện Mỹ bắt đầu phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump với cáo buộc “kích động bạo loạn”, khiến 5 người thiệt mạng.- Sau nhiều tuần tiến hành điều tra về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khẳng định có khả năng virus Sars CoV-2 lây từ động vật sang người, nhưng chưa xác định được vật chủ.
- Những dự án bất động sản đắp chiếu và câu chuyện quản lý.- Chàng trai người Mông và nỗ lực xây dựng thương hiệu thời trang riêng.- Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga 5.- Cô gái khuyết tật ở Afghanistan mở lớp vẽ tranh.
- Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri quận Cái Răng và Phong Điền, thành phố Cần Thơ.- Bộ Y tế cảnh báo, xuất hiện yêu tố mới lây nhiễm Covid-19 vào Việt Nam từ vùng có dịch.- Quảng Trị ghi nhận 4 trường hợp tử vong có liên quan đến vi khuẩn ăn thịt người.- Tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận chuyển giao quyền lực nhưng tuyên bố vẫn theo đuổi các khiếu nại pháp lý liên quan đến cuộc bầu cử.- Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga 5 lên Mặt Trăng.
Giải Nobel Vật lý 2020 đã vinh danh tên của 3 nhà khoa học Roger Penrose, Reinhart Genzal và Anderea Gheiz vì những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý thiên văn, với những nghiên cứu về hố đen vũ trụ. BTV Thu Hoài thông tin:
Sau hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ trên không gian, hai phi hành gia của NASA – Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đã trở lại Trái Đất an toàn trên tàu vũ trụ Crew Dragon, do công ty hàng không vũ trụ tư nhân Mỹ sản xuất. Kết quả hạ cánh thành công tàu vũ trụ mở ra hy vọng về các chuyến bay thương mại đưa con người vào không gian, khám phá vũ trụ.
Khi loài người bước lên Mặt Trăng 50 năm trước, đó là một trong những khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử, bởi thành tựu khoa học vĩ đại là đỉnh cao của cuộc đua giữa 2 siêu cường Mỹ-Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng những thành tích này thực sự mới chỉ là khởi đầu của nhân loại. Cuộc đua chinh phục vũ trụ mới đang trở nên gay cấn với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia. Sau Mặt Trăng, Sao Hỏa là hành tinh mà con người muốn chinh phục nhất và ấp ủ hi vọng có thể trở thành nơi cư ngụ của con người trong tương lai. Ngoài các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu, các quốc gia khác như Ấn Độ, Israel, và mới nhất là các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất gia nhập cuộc đua chinh phục vũ trụ với việc phóng thành công tàu thăm dò lên Sao Hỏa - đánh dấu sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ đầu tiên trong lịch sử của một quốc gia Ả Rập. Những nỗ lực này đang mang tới điều gì cho khoa học tri thức? Mục đích cuộc cạnh tranh chinh phục không gian giữa các nước là gì? Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như ra sao?
Đang phát
Live