Hàng Việt đang dần khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước, nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng phát triển, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các nước đối tác quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Mời quí vị và các bạn nghe Chuyên đề "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới ":
Tập đoàn Panasonic vừa thông báo, với sự hợp tác của PGS. Mayo Yasugi- Khoa Khoa học Thú Y, Đại học Khoa học Đời sống và Môi trường, Đại học Osaka Prefecture (Nhật Bản) đã xác minh tác dụng ức chế của các gốc hydroxyl bọc trong nước (các phân tử nước tích điện có kích cỡ nano) trên vi rút corona mới (SARS-CoV-2).
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Cộng đồng quốc tế nỗ lực hỗ trợ lương thực cho Liban sau vụ nổ kinh hoàng.- Những rủi ro khi đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.- Thúc đẩy học sinh Việt Nam “du học trong nước”: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít.- Khám phá hành trình làm mới nhạc Trịnh của các ca sỹ trẻ hiện nay.
Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, môi trường xã hội ở nhiều nước phải thực hiện cách ly. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến người học ở các nước, trong đó có lưu học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Các trường đại học của Việt Nam vẫn mở cửa đón nhận sinh viên và thực hiện các hoạt động đào tạo một cách bình thường. “Du học tại chỗ” với chương trình học trong nước là lựa chọn an toàn khi đại dịch chưa biết khi nào mới kiểm soát được ở các nước. Điều này đặt ra cơ hội và cả thách thức đối với ngành giáo dục trong việc làm sao thúc đẩy các chương trình đào tạo quốc tế đối với bậc đại học để thu hút học sinh du học tại chỗ. Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và đào tạo và em Lê Vũ Anh Thư – du học sinh trường Đại học La Trone (Australia).
- Tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong năm nay hoàn thành cơ bản giải quyết chế độ chính sách người có công đối với các hồ sơ thanh viên xung phong còn tồn đọng.- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua Nghị quyết giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời quyết định chưa bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa.- Giá vàng trong nước vẫn ở mức cao nhất 9 năm qua. Nhiều chuyên gia cảnh báo, người đầu tư cần phải cân nhắc vì sẽ có nhiều biến động và giá vàng rất khó đoán.- Thêm ba trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk.- Mỹ khẳng định, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu khắp biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.- Hơn 200 con sông ở Trung Quốc bị vỡ đê gây ngập lụt nghiêm trọng, khiến hơn nửa miền Nam nước này bị nhấn chìm trong nước.
Liên tiếp những ngày gần đây, giá lợn hơi ở thị trường miền Bắc đã giảm xuống mức từ 90 nghìn đến 95 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân được cho là nhờ động thái sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Ghi nhận của phóng viên Minh Long.
Đang phát
Live