VOV1 - Tại Indonesia, tầng lớp trung lưu từ lâu đã là động lực tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Thế nhưng Cơ quan thống kê quốc gia Indonesia (BPS) đã đưa ra cảnh báo tầng lớp trung lưu tại nước này đang suy giảm nghiêm trọng trong bối cảnh hàng loạt người dân thất nghiệp và lạm phát tăng cao.
Liên hợp quốc vừa công bố báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán duy trì ở mức 2,8% trong năm 2025, không đổi so với năm 2024. Báo cáo đề cập tác động lâu dài của tình trạng đầu tư yếu, mức nợ cao đối với hoạt động kinh tế toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu, các chính sách thận trọng nhằm đưa tăng trưởng vào con đường ổn định, từ đó đẩy nhanh tiến độ hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại toạ đàm “Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường Vàng; Giữ vững vĩ mô; Tạo đà phục hồi trong bối cảnh thế giới bất định” tổ chức sáng nay (17/5) có tới 10 điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024 với cả những điểm sáng, và cả những áp lực tới ổn định vĩ mô, những yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế năm 2024 của Việt Nam chưa thực sự bền vững, đòi hỏi phải có giải pháp điều hành mạnh mẽ, nhưng cần phù hợp và linh hoạt. CTV Minh trang và Thuỳ Dung thông tin:
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể sáng nay với nhiều nội dung quan trọng, cấp bách sẽ được xem xét, thông qua- Chính phủ yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp số hộ, số nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt đầu năm 2024 để chủ động có phương án hỗ trợ kịp thời- Báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024" dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của nước ta có thể lên mức 6,48%- Người dân cần cảnh giác trước thông tin lừa đảo về việc phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành logistics- Khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2024 tại thành phố Đa-vốt, Thụy Sĩ. Hội nghị năm nay nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục niềm tin trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với những thách thức toàn cầu- Dịch Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại tại Trung Quốc vào tháng Giêng, trong đó biến thể JN.1 rất có thể trở thành chủng nổi trội
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Liệu nền kinh tế Đức đang dần khởi sắc trở lại hay nguyên nhân nằm ở nền kinh tế Nhật Bản vốn vẫn trì trệ thời gian qua? Những dự báo này có cơ sở hay không và những “sự đổi ngôi” sắp tới - nếu có, sẽ định hình bức tranh toàn cảnh các nền kinh tế lớn trên toàn cầu ra sao?
Năm 2022 vừa qua là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02% trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn nhận sâu xa, đó không chỉ là những kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp thêm – gia tăng sức hút của thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản tồn tại, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn.
Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ điều phối.
- Triển vọng, thách thức kinh tế Việt Nam 2023 trên nền tảng tăng trưởng vượt trội của năm 2022.-Khởi nghiệp sáng tạo - Kỳ vọng sức bật mới trong năm 2023.
-Những điểm sáng và những điều cần lưu ý trong phục hồi kinh tế - nhìn từ số liệu thống kê tháng 10 và 10 tháng, năm 2021.- Ban Quản lý dự án công trình điện miền Bắc: Coi trọng ứng dụng công nghệ trong quản lý các dự án truyền tải điện
“Ngấm đòn” từ đại dịch Covid19, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch lần thứ tư, kinh tế đất nước đã suy giảm mạnh. Liệu có thể khắc phục phần nào trong quý còn lại của năm sau khi chúng ta đón nhận những tín hiệu vô cùng tích cực trong tư duy, chỉ đạo từ cấp cao nhất, đó là thay đổi chiến lược - thích ứng, linh hoạt, sống chung an toàn với Covid19? Các thành tố trong nền kinh tế, đặc biệt là giới doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, có thể nỗ lực như thế nào để nhanh chóng phục hồi, phát triển? Cùng bàn luận nội dung này là Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Economica Việt Nam và ông Nguyễn Đình Thắng – Chuyên gia Công nghệ tài chính, ngân hàng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam.
Đang phát
Live