Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, dẫn đến khó khăn cho công nhân lao động. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao dịch việc làm nhằm đảm bảo thị trường lao động kết nối linh hoạt, đồng bộ. Tại TP.HCM, từ thời điểm đại dịch COVID-19 đến nay, song hành với các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, sàn giao dịch việc làm trực tuyến đã góp phần kết nối việc làm cho người lao động.
Đến đầu tháng 8, hầu hết các quận huyện tại TP.HCM dần hoàn thiện khâu tuyển sinh và phân tuyến đầu cấp đợt 1 và tuyển bổ sung đợt 2 nếu còn chỉ tiêu. Đây cũng là năm đầu tiên TP.HCM có 3 quận được thí điểm dùng bàn đồ GIS để bố trí, chọn trường học cho phù hợp. Tuy nhiên qua thực tế triển khai vẫn cho thấy không ít khó khăn cần điều chỉnh, khắc phục.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.- Liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở, sụt lún và ngập úng gây thiệt hại về người và tài sản tại Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.- Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp phòng rủi ro trước việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo.- Sau rất nhiều năm cầm cự với giá cà phê từ trung bình đến thấp, năm nay nông dân Tây Nguyên mới lại thấy hy vọng về một mùa vụ tươi sáng.- Tổng thống Ni-giê Mô-ha-mét Ba-dum bị lật đổ xuất hiện trở lại trong tình trạng sức khỏe tốt và tinh thần ổn định. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi ra tối hậu thư cho phe đảo chính quân sự, đồng thời cảnh báo có thể sử dụng biện pháp quân sự để can thiệp.- Philipine và Trung Quốc đối phó với bão chồng bão đang tàn phá nặng nề nhiều khu vực của đất nước.
Loạt bài: “Công nghiệp giảm sâu: Nội lực nào hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?”. Bài 1: Công nghiệp giảm sâu: Nguyên nhân do đâu?- Xu hướng tiêu dùng xanh, mua sắm trực tuyến: bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp.
Số hóa dịch vụ công là ưu tiên của Chính phủ trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên này được thể hiện trong các văn bản chiến lược quốc gia quan trọng như Quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Nghị quyết ban hành “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030”, với quan điểm quán triệt là lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2021 đạt 9,51%, và 7 tháng của năm 2022 đạt gần 18%. Còn theo kết quả khảo sát PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% số người được phỏng vấn cho biết họ sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 1.590 bộ thủ tục hành chính, trong đó, 640 thủ tục trực tuyến toàn trình (chiếm 40%). Năm 2022, Cổng dịch vụ công tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết hơn 1.265.000 hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa điện tử liên thông; tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 95,99%.
Thực tế thời gian qua cho thấy, dịch vụ công trực tuyến đã được Chính phủ, các Bộ ngành triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng: Gần 4.400/6.502 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đạt trên 67%); đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Cổng dịch vụ công, với việc cung cấp hơn 97,3% dịch vụ công ở các mức độ 3, mức độ 4. Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. Những nỗ lực trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ đã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.
Hơn 9.000 chỉ tiêu việc làm, với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng được các doanh nghiệp đưa ra, nhằm tuyển dụng lao động tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc diễn ra sáng nay.
Cải cách hành chính là hướng tới việc nâng cao khả năng hoạt động của bộ máy hành chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, cũng như định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp Đây là mục tiêu và nỗ lực của nhiều địa phương. Bằng những mô hình, giải pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương, công tác cải cách hành chính tại Bà Rịa Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.
Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06) đánh giá tồn tại, hạn chế của các địa phương trong triển khai thực hiện đề án.
Đang phát
Live