VOV1 - Trước sự bùng nổ của các chiến dịch thông tin sai lệch và tin giả, Phần Lan không chỉ tập trung vào việc giảng dạy kiến thức mà còn xây dựng tư duy phản biện cho thanh thiếu niên thông qua việc đưa môn học “chống tin giả” vào các trường học ở nước này.
Liệu đã bao giờ quý vị từng tự hỏi thông tin giả bắt đầu xuất hiện từ bao giờ, liệu một ai đó có thể bị xóa khỏi dòng lịch sử không, hay liệu tin giả có hữu ích không hay chỉ đem lại những bất cập như hiện nay? Nếu có, mời quý vị cùng chúng tôi tới với triển lãm Fake or Real - một triển lãm đặc biệt với chủ đề về tin giả, để tìm kiếm câu trả lời. Triển lãm độc đáo này đang diễn ra tại Budapest sẽ giúp chúng ta tìm ra định nghĩa cho “sự thật” và “tin giả”.
- Luật Thủ đô 2024: Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) - Cần xử lý nghiêm việc tung tin giả về bão lũ để “câu” tương tác
- Hàng trăm nghìn đối tượng yếu thế tại Gia Lai vươn lên thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách
Các cấp công đoàn “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.- Xử lý nghiêm những thông tin giả được lan truyền trong thời điểm bão, lũ đang diễn ra nặng nề ở Miền Bắc khiến nhiều người dân hoang mang.- Phân tích sự kiện Tổng thống Iran thăm Iraq thúc đẩy quan hệ song phương, trong bối cảnh tình hình khu vực đang đối mặt với nhiều bất ổn.
Bên cạnh những thông tin hữu ích, thông tin trợ giúp nhau trong mưa lũ, hoạn nạn, những ngày qua, trên các mạng xã hội còn xuất hiện không ít thông tin giả mạo, sai sự thật, hoặc các trang fanpage mạo danh để kêu gọi ủng hộ đồng bào. Các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin tại các nguồn chính thống, không chia sẻ các thông tin sai sự thật…
Việc một đối tượng ở Thái Nguyên vừa bị phạt hành chính 7 triệu rưỡi đồng vì tung tin giả một cô gái bị HIV lây nhiễm cho 16 người khác ở địa phương này, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Án phạt này liệu đã thỏa đáng khi nhân phẩm, danh dự của bị hại và những người liên đới bị ảnh hưởng nghiêm trọng? Phải chăng, vì mức xử phạt quá nhẹ nên mới có nhiều kẻ sẵn sàng đăng tin bôi nhọ, xúc phạm người khác? Vì sao vẫn còn rất nhiều người không kiểm chứng đã vội nhấn like và share, để tin giả dễ dàng lan tràn, mà chưa bị xử lí? Cần có chế tài và hình phạt ra sao để đủ sức răn đe? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là luật sư Nguyễn Văn Hậu – Chủ nhiệm cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam và nhà văn, nhà hoạt động xã hội, chuyên gia truyền thông Trang Hạ.
Sáng nay (16/7), Kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM lần thứ XVII, khóa X, nhiệm kì 2021 – 2026 chất vấn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đình Thắng. Nhiều đại biểu quan tâm vấn đề tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng.
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản facebook “Lương Dinh” về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho dư luận xã hội trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT vừa qua tại tỉnh Quảng Ninh.
Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Google công bố báo cáo có tiêu đề: “Phản ứng khu vực và xuyên biên giới đối với thông tin sai lệch ở Đông Nam Á”. Đưa ra nhiều ví dụ ở Indonesia và các nước láng giềng những năm gần đây, báo cáo cho thấy sự gia tăng của các thông tin sai lệch ở Đông Nam Á diễn ra song song với xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo ( AI). Trong bối cảnh đó, báo cáo cho rằng, các quốc gia cần có “cách tiếp cận đa diện” để giải quyết tình trạng này. Vậy cần nhận diện và giải quyết vấn đề này ra sao? Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú tại Indonesia và PV Ngọc Diệp - Thường trú Thái Lan.
Đang phát
Live