- Doanh nghiệp gặp khó khăn, ngân hàng vẫn báo lãi khủng! - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận vốn ưu đãi. - Nhiều tiềm năng để xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao.
Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi hơn 87% số doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt. Mặc dù trong khoảng một năm qua, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, song vẫn còn có chính sách hiện chưa thực hiện hiệu quả do điều kiện đáp ứng quá chặt chẽ, thiếu tính thực tế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết khi đi vào triển khai thực hiện, kỳ vọng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Nhìn lại những bất cập trong gói hỗ trợ trước để triển khai gói hỗ trợ sau cho hiệu quả là nội dung Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Chủ trì cuộc họp Xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Đề án không phải làm chỉ để nghiên cứu khoa học, mà là để điều hành đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng phát triển tốt nhất.- Việt Nam đề xuất đưa việc chia sẻ và tiếp cận công bằng nguồn vaccine ngừa COVID-19 vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA 2021 dự kiến diễn ra vào tháng 8/2021.- BAN BÍ THƯ ra chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng.- Hà Nội ghi nhận thêm 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến chùm ca bệnh tại thị trấn Đông Anh. Còn tại TP.HCM, hơn 3.000 công nhân Công ty Pouyuen phải lấy mẫu xét nghiệm vì có ca nghi nhiễm Covid-19.- Hành trình Đỏ lần thứ 9 năm 2021 với thông điệp "Kết nối dòng máu Việt" từ nay đến 8/8 tới với sự tham gia của 44 tỉnh, thành phố, dự kiến tiếp nhận 100.000 đơn vị máu, phục vụ công tác khám chữa bệnh.- Hàng loạt các quốc gia châu Âu như: Đan Mạch, Đức, Hy Lạp... đã cấp chứng chỉ đi lại Covid-19, cho phép người dân di chuyển xuyên biên giới trong Liên minh châu Âu (EU).- Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch “lịch sử” trị giá 250 tỷ đôla Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ngân hàng thế giới hôm qua cảnh báo, tăng trưởng kinh tế năm nay của các nước nghèo có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ do sự chậm trễ trong việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Trong bối cảnh những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng được cảm nhận rõ, thì tại nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo, phần lớn người dân vẫn chưa được tiếp cận với vaccine, công cụ hữu hiệu nhất để vượt qua đại dịch.
-Để tiếp cận nước sạch trở thành thượng quyền của trẻ em - Độc đáo món bánh xèo
Những mâu thuẫn khó tìm được lời giải trong hành trình tìm sinh kế của người Đan Lai.- Lê Thanh Tùng, người “vá xe, đổ xăng miễn phí”
Trên thế giới, ngày càng có nhiều lời kêu gọi, ủng hộ việc bãi bỏ bản quyền vaccine Covid-19, với hi vọng có thể sớm kết thúc đại dịch. Mỹ và Nga – những nước sản xuất được nhiều loại vaccine Covid-19 cũng đã lên tiếng ủng hộ. Và quá trình đàm phán bãi bỏ bản quyền vaccine sẽ diễn ra ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, quá trình này được đánh giá có thể kéo dài hàng tháng bởi một số nước châu Âu và các hãng dược phẩm đều đã lên tiếng phản đối. Thay vì muốn bàn về việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine, EU kêu gọi các nước sản xuất vaccine lớn khác trước hết hãy xuất khẩu vaccine nội địa.
Sau hơn 10 năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự do hoá tài chính. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, qua hơn một thập kỷ ra nhập tổ chức WTO ngành nông nghiệp đã gặp hái nhiều thành tựu quan trọng và vượt trội.
Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
- Lạ mắt quất bonsai phục vụ tết Tân Sửu 2021. - Liên kết giúp Lâm Đồng nâng cao giá trị nông sản. - HTX nông nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay. - Vai trò của khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp Phú Thọ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)