- Cần giải pháp bền vững cho chăn nuôi nông hộ. - Khánh Hòa tìm hướng tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
Tiếp nối thành công từ hai năm 2019 và 2020, chương trình "Ngày không tiền mặt năm 2021" được tổ chức hôm nay (16/06) với sự đồng hành của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, Fintech, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại… Chương trình được thực hiện với nhiều hoạt động đổi mới, tập trung hướng đến đối tượng là giới trẻ như sinh viên, người tiêu dùng phổ thông, công nhân, người thu nhập trung bình, thấp.
- Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh bán hàng trực tuyến - Tham gia liên kết chuỗi: giảm nỗi lo ế thừa nông sản
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đây là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục hậu quả của vụ án, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên đáng tiếc, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Theo con số được đưa ra tại phiên họp 52 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào đầu năm 2021 thì riêng trong giai đoạn 2016-2021 tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 80 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53,9%. Như vậy là vẫn còn tới hơn 70 nghìn tỷ đồng chưa được thu hồi. Con số này tương đương khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020. Trước những vấn đề đang đặt ra trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 đã có Chỉ thị số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng theo tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư có những điều gì cần quan tâm và cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng? Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ bàn luận về vấn đề này.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Một trong những chủ đề chính trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh đó là thảo luận chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Đáng chú ý tại hội nghị là các nhà lãnh đạo G7 ủng hộ kế hoạch toàn cầu mới trị giá 40 nghìn tỷ đôla Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Bước đi này được cho là nhằm cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn bị phương Tây chỉ trích là "ngoại giao bẫy nợ".
Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, quan trọng và thường xuyên, không thể thiếu đối với toàn Đảng, toàn dân.- Phong tỏa một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đồng An 1, phường Bình Hoà, thành phố Thuận An do phát hiện ca mắc Covid-19 mới không rõ nguồn lây.- Bộ Giao thông Vận tải quyết định thanh tra các dự án thu phí không dừng trên toàn quốc.- Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Tại Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo của Nhóm chính thức cam kết chia sẻ 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo nhất.- Ít nhất 8 người chết, 3 người nhập viện do một công ty hóa chất ở Quý Châu Trung Quốc bị rò rỉ hóa chất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình dịch COVID-19 và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới.- Bộ Y tế chính thức phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax.- Bộ Tài chính quyết định thanh tra hành chính Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh do tình trạng ngẽn lệnh giao dịch kéo dài gây thiệt hại về kinh tế và làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.- Làm sao để ngăn chặn và xử lý các cá nhân lợi dụng quyền tự do dân chủ để công khai đả kích, xúc phạm và thách thức người khác trên các trang mạng xã hội.- Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) cam kết viện trợ 1 tỷ liều vắc xin phòng COVID-19 cho các nước nghèo trong hội nghị thượng đỉnh khai mạc tại Anh.- Trung Quốc chính thức thông qua luật chống các lệnh trừng phạt của nước ngoài.
Tỷ lệ đại biểu Quốc hội khóa 15 vừa trúng cử là nữ giới đạt trên 30% - cao nhất từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 6 đến nay.- Việt Nam lên tiếng phản đối chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Philippines đến đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đang chiếm đóng trái phép.- Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác.- Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu khai mạc ngày mai, Thủ tướng Anh sẽ kêu gọi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả người dân trên thế giới trong vòng 18 tháng tới.- Các nhà khoa học Mỹ công nhận đại dương thứ 5 trên thế giới.- Vòng chung kết EURO 2020 sẽ khởi tranh với trận khai mạc 2 ngày tới. Một siêu máy tính đưa ra dự đoán rất bất ngờ cho ngôi vô địch của giải đấu.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Bắc Giang - Để sản phẩm nông sản là niềm tự hào của người dân - Lời giải cho bài toán xây dựng chuỗi sản xuất bền vững - PV bà Đào Thanh Hảo, giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên về câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè.
Đang phát
Live