Chiều 17/3, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” diễn ra ngày 21/3.
Sự hiện diện của Đài Tiếng nói Việt Nam tại gian trưng bày Hội báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề cô đọng, bao trùm: “Đa phương tiện – Đa ngôn ngữ - Chuyên nghiệp – Hiện đại” đã đặc biệt thu hút công chúng.
Sáng nay, 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo; đồng thời giải quyết một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho Hải Dương phát triển nhanh, bền vững. Cùng dự có Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Lao động Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng, lãnh đạo các Bộ ngành và địa phương.
Ngày 15/3, tại thủ đô Moscow, Liên bang Nga, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm khoa học Nga đã tổ chức buổi lễ ra mắt trọn bộ 8 tập “Đại Việt sử ký toàn thư” dịch sang tiếng Nga.
Bộ Chính trị vừa có thông báo số 50 Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Một trong những yêu cầu được Bộ Chính trị nêu ra là nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị. Thu hút, trọng dụng nhân tài là chủ trương đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa hình thành được cơ chế, chính sách cụ thể nên chưa phát huy nhiều tác dụng. Vậy cần làm gì để thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị?
Thanh Hoá đang bị chững lại trong thu hút đầu tư mà nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất sạch. Vậy tại sao một tỉnh dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư FDI lại có thể dễ dàng “hụt hơi”, đánh mất vị thế như vậy? Con số gần 12 nghìn tỷ đồng vừa được tỉnh này chỉ ra, liệu có thể lấy lại sức hút, đón “đại bàng” đến làm tổ?
Chính phủ Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.- Thành phố Hà Nội quyết tâm khởi công Dự án đường vành đai 4 vào tháng 6 năm nay.- Tổng Cục Thuế cảnh báo việc lợi dụng cơ quan thuế thay đổi thông tin căn cước công dân trên giấy phép kinh doanh để thu tiền không đúng mục đích.- Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tuyên bố, Mỹ, Australia và Anh phải thực hiện các biện pháp cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.- Crôatia công bố gói cứu trợ mới trị giá 1 tỷ 700 triệu euro nhằm bù đắp chi phí năng lượng và lạm phát tăng cao kỷ lục.
Phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 13/3, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% mà chính phủ nước này đề ra không dễ dàng đạt được khi Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: điểm sáng là đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực thời gian tới. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư !
Đang phát
Live