Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới- Từ hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế- 6 lọ thuốc hiếm được Tổ chức y tế thế giới viện trợ khẩn cấp đã về đến nước ta để cứu chữa 3 bệnh nhân bị ngộ độc botulinum- Suốt nhiều tháng qua, Hà Nội và TPHCM hết nhiều loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng- NATO khẳng định chưa xem xét kết nạp Ukraine trong thời điểm hiện nay- Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn, nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu quốc hội đề xuất cần quy định trường hợp chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt mua sắm thuốc, hóa chất...để cấp cứu bệnh nhân.- Đã có hơn 600 triệu lượt truy cập, hơn 4 triệu 300.000 hồ sơ trực tuyến được thực hiện từ Cổng Dịch vụ công quốc gia.- Một Tập đoàn của Đan Mạch vừa công bố mở rộng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng vận tải và hậu cần (logistics) tại Việt Nam.- Nhà Trắng khẳng định, nước Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ, cho dù chưa đạt được thỏa thuận với Quốc hội về trần nợ quốc gia.- Tổ chức Hợp tác Hồi giáo tổ chức họp khẩn để bàn cách ứng phó với các động thái leo thang gần đây của I-xra-en tại khu đền thờ Hồi giáo An Ắc-sa.
Với thắc mắc, hậu Covid kéo dài bao lâu? Những ai có nguy cơ dễ mắc phải các di chứng hậu Covid-19? Cách nào phục hồi sức khỏe cho người mắc Covid-19 ngăn ngừa tái nhiễm? Các chuyên gia y tế giải thích, di chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Nghĩa là dù đã khỏi bệnh trong vòng từ 2 đến 6 tháng nhưng bệnh nhân vẫn gặp phải những triệu chứng bệnh mà không thể giải thích được. Thậm chí, nhiều trường hợp cho biết, hậu Covid-19, khiến họ còn cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều so với thời điểm đang nhiễm bệnh. Đúng là hậu COVID-19 khiến người bệnh còn đối diện nhiều vấn đề về sức khỏe khác nữa, cho nên cần phải sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để phục hồi dần các chức năng cơ thể. Chúng ta cùng nghe chia sẻ từ chuyên gia để hiểu hơn về những tổn thương sau khi mắc covid, và cách bổ sung những sản phẩm nhằm phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân bị covid-19.
Hôm nay (20/5), tại xã Hoà Phong, huyện vùng sâu Krông Bông, Hội Thầy thuốc trẻ Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng đặc biệt trong đối tượng học sinh, sinh viên. Số liệu điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi học sinh từ 13-15 tuổi là 3,5%, trong khi con số này năm 2019 là 2,6%. Tác hại của thuốc lá điện tử đã được cảnh báo, nhưng tỷ lệ sử dụng không những không giảm mà còn tăng “chóng mặt”, đòi hỏi các biện pháp quản lý cụ thể và quyết liệt hơn nữa. "Hiểm họa từ thuốc lá điện tử đối với giới trẻ" - nội dung chính của chương trình hôm nay.
Hiện đang trong tháng cao điểm phòng chống tác hại của thuốc lá. Thế nhưng, gần như ngày nào cũng có trường hợp ngộ độc ma túy sau khi sử dụng thuốc lá điện tử vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Đáng báo động, các bệnh nhân đều là thanh thiếu niên. Trước đó, tại các thành phố lớn đã xảy ra nhiều vụ học sinh cấp 2, cấp 3 phải nhập viện cấp cứu vì thuốc lá điện tử. Thực tế này cho thấy thuốc lá thế hệ mới đang là phương tiện dẫn dụ giới trẻ đến với ma túy một cách nhanh chóng, gây tổn hại cho sức khoẻ và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội.
Nguyên nhân nào khác khiến tình trạng sạt lở và sụt lún tại khu vực ĐBSCL gia tăng và cách thức nào ứng phó hiệu quả?- Hà Nội: tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm- Ngoại trưởng Trung Quốc thăm châu Âu nỗ lực cải thiện quan hệ- Làm thế nào để người bệnh có cơ hội tiếp cận các thuốc mới sớm hơn- Tây Ban Nha đối mặt khủng hoảng nguồn nước ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ đã giúp tháo gỡ vướng mắc, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện từ trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh, sát thực tiễn cuộc sống qui định trong Luật đấu thầu sửa đổi để không chỉ giúp ngành y tế hoàn thành tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn đảm bảo quyền được tiếp cận nguồn thuốc tốt nhanh nhất, tốt nhất phục vụ nhu cầu điều trị của người dân. Đây cũng vấn đề được đề cập tại các kỳ họp của các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội vừa qua.
Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ đã giúp tháo gỡ vướng mắc, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện từ trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh, sát thực tiễn cuộc sống qui định trong Luật đấu thầu sửa đổi để không chỉ giúp ngành y tế hoàn thành tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn đảm bảo quyền được tiếp cận nguồn thuốc tốt nhanh nhất, tốt nhất phục vụ nhu cầu điều trị của người dân. Đây cũng vấn đề được đề cập tại các kỳ họp của các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội vừa qua.
Thời gian qua, câu chuyện thiếu thuốc cùng các vật tư, trang thiết bị y tế đã gây khó khăn rất lớn tới hoạt động chuyên môn của bác sĩ, nhất là công tác khám, chữa bệnh. Song bên cạnh đó, tình trạng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đảm bảo chất lượng cũng làm “đau đầu” cho các cơ quan chức năng và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Đang phát
Live