8 tháng năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán, thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng qua vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỷ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ.
Do tác động của dịch COVID-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khiến lượng hàng nông sản tồn đọng nhiều. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Vậy, việc triển khai Nghị quyết như thế nào? Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản sẽ được tiếp tục thực hiện ra sao?
Quản lý thị trường Tiền Giang: phát hiện 2 ô tô lợi dụng luồng xanh vận chuyển gần 5 tấn phân bón vi phạm về nhãn mác.- Quảng Ninh: thu giữ, tiêu hủy hàng nghìn con gia cầm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường bánh Trung thu
Chung sức hỗ trợ, tránh đứt gãy chuỗi tiêu thụ nông sản.- Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á:Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì đến ASEAN?- Người thương binh, doanh nhân góp phần thay đổi giống lúa chất lượng- Dạy học trong dịch: Thay đổi để thích ứng.- Công ty ở Anh dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển các loại thuốc kháng vi rút mới.
-Gặp gỡ những CBCS Tàu 016, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân giành Huy chương Bạc môn thi "Cup biển" tại Hội thao quân sự quốc tế ( Army Games 2021). - Sôi động cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu luật cảnh sát biển VN tại BTL Vùng CSB 1 - Trò chuyện với anh Đặng Văn Duy, Thuyền trưởng tàu KN465, Chi đội Kiểm ngư số 4 về công việc cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển.
- Nhiều giải pháp để nông sản vượt khó. - Chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản: phục hồi sản xuất, sống chung với dịch. - Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP mùa dịch Covid19. - Đổi thay trên quê lúa Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Đại dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm qua, và đang bùng phát mạnh tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh phía Nam. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân là trên hết, trước hết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả nhiều biện pháp. Phát biểu tại cuộc làm việc chiều 1/9 vừa qua với hơn 70 nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính chúng ta không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi, vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn, chúng ta phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp... Nhiều nước đã chuyển đổi chiến lược, xác định quan điểm "sống chung", thích ứng với dịch bệnh. Vaccine và thuốc điều trị là chiến lược lâu dài, công cụ quyết định.
Sau 1 năm trên cương vị người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong tuần đã bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức trong tháng này, mở ra cuộc chạy đua chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho các ứng cử viên khác. Điều đó đồng nghĩa Đảng LDP sẽ có một lãnh đạo mới và cũng gần như chắc chắn người đó sẽ là tân thủ tướng của Nhật Bản thay cho ông Suga. Ông Suga trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái, thay thế cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khỏe. Ông được kỳ vọng duy trì sự ổn định chính quyền và thời gian cầm quyền giống như người tiền nhiệm nhưng cuối cùng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Như vậy, sẽ có một sự thay đổi mới trên chính trường Nhật Bản.
Sáng nay (6/9) , dưới sự chủ trì, điều hành của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2021 để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022; kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và các vấn đề quan trọng khác. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; các Ủy ban của Quốc hội.
Hôm nay (4/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và đoàn công tác đã đến kiểm tra, làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 1 tháng qua Phó Thủ tướng đến kiểm tra dự án này. Phát biểu tại đây, Phó thủ tướng đề nghị chủ đầu tư tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa, phấn đấu hòa lưới điện vào ngày 30/4/2022 thay vì đầu tháng 6/2022 như mục tiêu của Tập đoàn dầu khí đặt ra, bởi nhà máy hoạt động sớm mỗi ngày là tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.
Đang phát
Live