Mới đây, cả Hà Nội và TP.HCM gần như cùng lúc đặt vấn đề thu phí ô tô vào nội đô, với mục đích được cho là hạn chế lượng xe cơ giới vào khu vực trung tâm, tránh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đây là nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong những ngày vừa qua với nhiều ý kiến trái chiều.
Thu hút FDI 10 tháng năm nay tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.- Cần có một chính sách tài khóa bằng tiền thật để hỗ trợ doanh nghiệp.- Thông tin giá kim loại trên sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam.
Những ý kiến xung quanh đề xuất thu phí ô tô vào Hà Nội.- Câu chuyện về Bóng đá Châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.- Kỹ sư nông nghiệp biến cây dại thành sản phẩm OCOP 4 sao.
Chiều nay tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với một số Bộ ngành Trung ương các cơ quan chức năng về việc mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid 19.
Người dân Thủ đô và cả nước đang đặc biệt quan tâm tới thông tin Hà Nội sẽ “đặt” 87 trạm thu phí, để thu phí giao thông của xe tô vào nội đô. Đề án này dự kiến trình HĐND thành phố vào kỳ họp tháng 12 tới đây. Mục đích đề án là để giảm ùn tắc giao thông, thay đổi hành vi tham gia giao thông và không làm tăng chi phí xã hội. Theo con số từ Trung tâm quản lý giao thông cộng cộng gửi Sở GTVT Hà Nội, tổng mức đầu tư cho 87 trạm thu phí đặt tại 68 vị trí (từ vành đai 3 vào trung tâm) khoảng hơn 2.600 tỷ đồng. Nguồn tiền này, trong giai đoạn 1 sử dụng ngân sách nhà nước, giai đoạn 2 và 3 đầu tư bằng ngân sách hoặc thu hút nhà đầu tư. Vậy việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý đô thị đã được các chuyên gia và người dân tiếp nhận như thế nào? Khách mời là Chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Hà Nội đề xuất đặt 87 trạm thu phí vào nội đô - giảm ùn tắc giao thông và không tăng chi phí?- Facebook đổi tên công ty: Xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo” hay lèo lái dư luận?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên họp quốc về Biến đối khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson. Nhân sự kiện này, phóng viên Đài TNVN phóng vấn Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward về Hội nghị COP 26 và sự hỗ trợ của Anh đối với Việt Nam trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.- Kết thúc đợt 1, kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.- Nhiều địa phương bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em.- Đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội nhận nhiều phản ứng trái chiều từ người dân và các chuyên gia giao thông.- Hội nghị thượng đỉnh G20 đạt được những kết quả quan trọng, trong đó ủng hộ thỏa thuận cải cách thuế toàn cầu, nhất trí gia hạn nợ cho các quốc gia nghèo cũng như cam kết tiêm phòng cho 70% dân số thế giới vào giữa năm 2022.- Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tai trong của bệnh nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu bắt đầu từ hôm nay tại Anh. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đi vào lịch sử như một dấu mốc thành công với việc đạt được các mục tiêu lớn để ngăn trái đất ấm lên.- Từ hôm nay, hành khách đi tàu hỏa chỉ khai báo di chuyển trên ứng dụng PC-COVID mà không cần khai theo mẫu phiếu thông tin hành khách.- Nhiều địa phương lên kế hoạch tiêm vắcxin cho trẻ em trong nhóm tuổi từ 12 đến 17 song song với việc chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học trực tiếp từ đầu tháng 11 tới.- Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đạt thỏa thuận về mức thuế tối thiểu, gia hạn nợ cho nước nghèo và cung cấp vắc-xin cho 70% dân số thế giới.- Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất trở thành quốc gia thứ tư trong 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trục xuất Đại sứ Li-băng nhằm phản đối phát ngôn của một Bộ trưởng nước này.
Chuyến đi của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính dự COP26 có ý nghĩa quan trọng truyền thông điệp tới người dân và doanh nghiệp Anh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu và những chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hợp tác hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh.
Trước vấn đề thu phí phương tiện cơ giới đường bộ nội đô đang thu hút sự quan tâm của dư luận và đông đảo người dân,Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức họp báo về nội dung Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”. Đơn vị tư vấn Đề án là Trung tâm tư vấn phát triển giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải).
Đang phát
Live