Thưa quý vị và các bạn! Gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ có những diễn biến phức tạp cả về hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả...Từ đầu năm đến nay gần như tháng nào cũng có vài ba vụ án chống người thi hành công vụ bị Toà án các địa phương đưa ra xét xử. Vì sao loại tội phạm chống người thi hành công vụ lại gia tăng mạnh và nghiêm trọng như vậy? Những giải pháp nào để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này?
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành ngay trong tuần tới phải có các giải pháp để hỗ trợ thiết thực cho ngành chăn nuôi- Cục Hàng không Việt Nam lên kế hoạch 4 giai đoạn mở lại đường bay quốc tế - tạo tiền đề để các địa phương triển khai dần thu hút khách nước ngoài trong giai đoạn bình thường mới- Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định nước Nga không cần thiết phải đối thoại với NATO sau những bất đồng suốt thời gian qua- Các nhà hoạt động môi trường đang nỗ lực lan tỏa tinh thần của cộng đồng cho cuộc chiến bảo vệ trái đất trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sắp diễn ra tại Anh
Để từng bước xã hội hóa công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị , từ thành công thí điểm thực hiện Chế định Thừa phát lại tại một số địa phương, từ năm 2016 chúng ta đã triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trong toàn để thực hiện một số dịch vụ pháp lý, trong đó có việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của cơ quan và cá nhân công dân nhằm giảm tai cho cơ quan thi hành án dân sự. Thực tế hoạt động của Thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự chưa hiệu quả, không đạt mục tiêu xã hội hóa lĩnh vực thi hành án dân sự như mong muốn.
Thi hành án dân sự là quá trình hiện thực hóa các phán quyết của Tòa án góp phần củng cố giữ vững niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. 5 năm vừa qua cả nước có hơn 309 nghìn án tồn đọng với tổng số tiền phải thi hành là hơn 211.000 tỷ đồng…Nhìn lại các vụ án tồn đọng kéo dài cho thấy bên cạnh những nguyên nhân do sự chây ỳ chống đối của cá nhâni, tổ chức phải thi hành án, người thi hành án không có điều kiện thi hành, đến bản án tuyên không rõ ,,v,v,, thì có một nguyên nhân quan trọng đó là cá nhân có thẩm quyền và cơ quan thi hành án chưa làm tròn chức trách nhiệm vụ của mình, thậm chí có những vi tiêu cực khi cố tình trì hoãn không đưa bản án ra thi hành.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.- Bộ Y tế yêu cầu xét nghiệm tất cả thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ các nước có dịch Covid-19 để đánh giá nguy cơ lây nhiễm.- Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden.- Thận nhân tạo 3D mang đến hi vọng cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Thực tế trong những năm qua, dù đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong công tác thi hành án, nhưng kết quả vẫn đạt thấp. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thi hành (có những vụ bị kéo dài cả gần chục năm)…Tình trạng án hành chính chậm được thi hành vì những lý do gì? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Nguyễn Thị Hoàng Giang, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ 3, Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ, Đoàn Luật sư Hà Nội
- Chống người thi hành công vụ- vì sao ngày càng phức tạp?- Hà Nam ra quân xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm về ma túy, nồng độ cồn.
Từ ngày 15 đến 17/7/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 46. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại kỳ họp này Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận một số nội dung sau:
Tại phiên thảo luận trong kỳ họp giữa năm HĐND thành phố Đà Nẵng chiều ngày 7/7, nhiều đại biểu nêu những vướng mắc liên quan việc thi hành án các dự án sai phạm trên địa bàn thành phố như: sân vận động Chi Lăng, khu đô thị Đa Phước. Ông Trần Phước Thu, Cục Trưởng Cục Thi hành án Dân sự Đà Nẵng cho biết, rất khó thi hành án đối với việc thu hồi sân vận động Chi Lăng vì vướng thủ tục pháp lý. PV Đình Thiệu tại miền Trung phản ánh
Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sử dụng camera an ninh phòng chống tội phạm.- Vì sao bản án đã có hiệu lực pháp luật hơn 7 năm không được thi hành?
Đang phát
Live