Thị trường bất động sản đang phục hồi sau nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ.* Sản xuất công nghiệp địa phương giảm - cần giải pháp tháo gỡ kịp thời.* Hà Nội sẽ xử lý như thế nào với 700 dự án chậm triển khai?
Thị trường bất động sản cả nước đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, mất cân đối cung cầu. Cùng với nhiều vướng mắc về pháp lý, thì tình trạng “khát vốn” cũng là điểm chung mà cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang gặp phải. Trong bối cảnh đó, phản ứng của Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời khi đưa ra hàng loạt chính sách tháo gỡ khó cho hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Khi niềm tin của doanh nghiệp và người dân trở lại, thị trường bất động sản sẽ được phục hồi.
Sầu riêng tươi Đông Nam Á đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Hiện đã có Thái Lan, Việt Nam và Philippines được cấp phép xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường tỷ dân. Tuy nhiên, cuộc đua sầu riêng đang thêm phần khốc liệt khi những người nông dân ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sắp thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên vào tháng 6 tới.
Ngày 11/03 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá… Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Dòng chảy kinh tế với sự tham gia của khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, bàn nội dung: Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt.
- Đối ngoại nhân dân sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong quan hệ Việt Nam - Malaysia - Nhật Bản hỗ trợ cải thiện thị trường chứng khoán Việt Nam
- Bài 1 - Loạt bài “Thực hiện chiến lược Tài chính đến năm 2030” với nhan đề:“Một năm triển khai Chiến lược với những kết quả tích cực” - Phỏng vấn chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình về Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở xã hội - Yên Bái phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Để nhân dân giám sát cán bộ đảng viên thực chất- Ngành kho bạc hướng tới kỷ niệm 33 năm Ngày tái lập hệ thống Kho bạc Nhà nước 1/4/1990 - 01/4/2023- Chuyến công du châu Phi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris trong nỗ lực tìm lại ảnh hưởng của Washington ở khu vực này- Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nên hướng tới điều tiết thu nhập thay vì tăng thu ngân sách- Niềm tin “nhen nhóm” trên thị trường Bất động sản
- Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế - Phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam: Thúc đẩy thương mại hai chiều - Nhật Bản hỗ trợ cải thiện thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Đang phát
Live