Tranh chấp chung cư: Vì sao chưa thể giải quyết dứt điểm?- Ngành thuế áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng- Những “hiệp sĩ hút đinh”, chống nạn “đinh tặc” tái hoạt động trên một số tuyến đường gây mất an toàn cho người dân lưu thông ở Bình Dương- Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung: Nỗ lực tìm cách “ổn định” quan hệ song phương
Miền Tây có thêm cầu 5.000 tỷ đồng nối liền Vĩnh Long – Tiền Giang- Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm trên diện rộng- Trên thị trường chứng khoán phiên hôm qua, dòng tiền đã quay trở lại
Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả. Hàng Việt được quảng bá rộng khắp, các kênh phân phối, tiêu thụ ngày càng phát triển, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Việc kết nối cung cầu hàng hóa đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và hàng công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề. góp phần bình ổn thị trường. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, cùng với xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững, đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới, cạnh tranh gay gắt.Trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, hàng hóa có thương hiệu chưa nhiều. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt” với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Thị trường trong nước đang được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 10 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng tích cực. Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương cũng như các địa phương, doanh nghiệp trong triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng.
Có 10 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện,… được hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng trong năm 2023 thông qua dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025. Các kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng TKNL trong công nghiệp là rất lớn. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy thị trường đầu tư TKNL, hiện thực hoá Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tiến đến Netzero vào năm 2050. Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy thị trưởng đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hôm nay, 26/10/2023 tại Hà Nội.
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt-phát triển hơn nữa thị trường trong nước, với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Xuân Trường, giảng viên Đại học Thương mại, chuyên gia Thương hiệu - Viện Nghiên cứu Chiến lược cạnh tranh và Thương hiệu.
Doanh nghiệp mong được tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2024.- Thị trường bất động sản TP.HCM nguồn cung ít, hiếm nhà giá rẻ- Phiên giao dịch chứng khoán hôm qua: Áp lực bán gia tăng, thị trường giảm điểm mạnh…
9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh, xuất nhập khẩu, đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa, triển khai các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương không chỉ góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà còn là giải pháp hữu hiệu bình ổn thị trường, góp phần quan trọng để bù đắp cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Hiện nay, kinh tế có tăng trưởng nhưng người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập, đời sống nhiều gia đình vẫn đang rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến xu hướng, thói quen mua sắm, tiêu dùng mà trước mắt là trong mùa kinh doanh cuối năm nay. Chính vì vậy, doanh nghiệp đang phân tích những biến động của thị trường, thay đổi xu hướng tiêu dùng để xoay chuyển từ khâu sản xuất đến khâu phân phối với mong muốn tiêu thụ được hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Thị trường bất động sản ảm đạm từ giữa năm 2022 kéo dài đến nay đã tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách từ đất đai của tỉnh Đắk Nông.
Đang phát
Live