- Quản lý thị trường Đồng Nai: Phát hiện số lượng rất lớn phân bón giả.- Hải Dương: Hoàn tất hồ sơ chuyển Công an truy cứu hình sự đối với Công ty sản xuất hàng giả thương hiệu lớn nhất từ trước tới nay.- Tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tăng giá mặt hàng thiết yếu tại vùng lũ.
Nội dung chính:- Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài (ODA).- Công ty Truyền tải điện 2: Chủ động ứng phó với thiên tai.- Thị trường rau xanh Đà Nẵng tăng giá vì mưa lũ.
- Thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết UpCom sẽ có thành viên nghìn tỷ mới.- Khuyến nghị nhà đầu tư về giao dịch hàng hóa trên thị trường thế giới qua nhận định của chuyên gia tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nội dung chính:* Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh thời “hậu” Brexit: Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.* Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường châu Mỹ vì thờ ơ hoặc quá nóng vội.* Nhiều nhà máy điện không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh: Vì sao?
Cohost là một start-up công nghệ thành lập năm 2016 bởi đội ngũ các chuyên gia người Việt tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Airbnb với mục tiêu cung cấp các giải pháp công nghệ vào vận hành quản lý, dịch vụ về du lịch, đồng thời xây dựng một cộng đồng những người làm nghề Cohost (đồng chủ nhà) tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú, hiện khá mới mẻ ở Việt Nam. Sau gần 4 năm hoạt động, những giải pháp công nghệ của Cohost được ứng dụng để quản lý hàng nghìn căn hộ trên toàn cầu. Để hiểu thêm về mô hình kinh doanh lưu trú theo xu hướng kinh tế chia sẻ khá mới mẻ này cùng trò chuyện với Thạc sĩ Phạm Kim Cương - Giám đốc điều hành (CEO) của Cohost, người có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn về dịch vụ lưu trú Airbnb của Mỹ về cách thức xây dựng mô hình hiệu quả này tại Việt nam.
- Quản lý thị trường Hải Phòng: bắt lô thuốc lá giả nhập lậu trị giá 30 tỷ đồng.- Bình Định: tiêu hủy hơn 15.000 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu bị tịch thu trước đó.- Hơn 50 tấn găng tay “bẩn” đã bị bắt giữ - lỗ hổng quản lý rác thải y tế.
- Điều gì đã làm nên tăng trưởng GDP 2,12% trong 9 tháng qua.- Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.- Thị trường bánh trung thu và các mặt hàng đồ chơi trẻ em kém sôi động.
- Kết quả đầu tư xã hội tăng gần 5% và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công giúp duy trì đà tăng trưởng kinh tế, ổn định tâm lý nhà đầu tư. Nhận định của chuyên gia về những lưu ý trên thị trường hàng hóa thế giới khi bước vào quý 4 năm nay. Những thông tin này và một số hoạt động giao dịch đáng chú ý.
Bộ Công Thương khẳng định thị trường điện cạnh tranh đang được triển khai theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Theo đó, thị trường phát điện cạnh tranh đã được chính thức vận hành từ tháng 7/2012 và đang ngày càng hoàn thiện. Từ đầu năm 2019, thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành. Theo dự kiến trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, khách hàng sử dụng điện được mua điện trên thị trường điện giao ngay và từ sau năm 2024 sẽ được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Thế nhưng, không chỉ các dự án chuẩn bị đầu tư và đang triển khai xây dựng muốn đàm phán các hợp đồng cam kết được bao tiêu sản lượng điện mua ở mức cao nhất mà không ít nhà máy điện đã bán điện lên lưới từ lâu nhưng vẫn không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh. Theo các chuyên gia, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở cho phát triển các dự án điện, cần thay đổi chính sách phù hợp để đưa thị trường điện vận hành theo đúng quy luật cung - cầu...
Đang phát
Live