Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu- Khánh Hòa: Hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư vào Vân Phong- Diễn biến thị trường chứng khoán phiên ngày 27/02: Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần
Đề cương về văn hóa Việt Nam - con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa - Cảnh báo gia tăng đối tượng sử dụng chung cư cao cấp chứa trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái- Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược của châu Âu- Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu- Nghệ An: Mòn mỏi vì dự án “treo” nghìn tỷ
Mới đây, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững. Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề xuất gỡ khó về vấn đề tín dụng. Nhưng liệu rằng vấn đề tín dụng có phải là "nút thắt" duy nhất mà nếu tháo gỡ sẽ khơi thông toàn bộ thị trường bất động sản?
Đảm bảo quyền lợi được nhận gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp của trái chủ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, nhất là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Những thông tin dồn dập về chậm trả nợ lãi và gốc trái phiếu của nhiều doanh nghiệp được đưa ra gần đây, càng làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư sau những vụ việc sai phạm trong phát hành trái phiếu bị cơ quan chức năng xử lý hồi cuối năm ngoái. Điều quan trọng bây giờ là cùng với việc làm trong sạch hoạt động phát hành, cần có những giải pháp hữu hiệu để ổn định tâm lý thị trường, thúc đẩy sự hồi phục và phát triển lành mạnh kênh huy động vốn quan trọng này của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhiều giải pháp đã được xác định để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững. Trong đó, cần sự nỗ lực chung tay của tất cả các bên: cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thưa quý vị và các bạn! Những vấn đề quan trọng như thủ tục pháp lý, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản… tiếp tục là chủ đề “nóng” trên các diễn đàn. Hội nghị về "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cuối tuần qua, hàng loạt vấn đề đã được phân tích. Các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản đã thẳng thắn nêu lên những vướng mắc của thị trường. Vấn đề đặt ra là cần những giải pháp gì để từng bước tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong thời gian tới? Dòng chảy kinh tế hôm nay sẽ dành toàn bộ thời lượng để làm rõ vấn đề này.
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành du lịch, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch nước ta có công hàm gửi trực tiếp đến nước khác để mời khách tới Việt Nam. Cụ thể mới đây, Bộ VH-TT-DL vừa gửi thư tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị phía bạn sớm đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm đón khách đoàn. Công văn được đưa ra sau khi mới đây Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia thí điểm tổ chức du lịch theo đoàn gồm 7 nước ASEAN và một số quốc gia nhưng không có Việt Nam. Thị trường khách lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã mở cửa, tiếp tục thổi bùng lên cuộc đua cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia du lịch. Việt Nam không thể đứng ngoài. PGS.TS Phạm Trung Lương, chuyên gia nhiều năm về lĩnh vực du lịch cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong bối cảnh nền kinh tế có thể phải đối mặt với lạm phát và suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm, tác động bất lợi đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, với việc thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và việc đẩy mạnh chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội là động lực thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
Thị trường bất động sản đang rất khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có như cầu thực lại thiếu trầm trọng. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được thành lập để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Nhà máy alumin Đắk Nông nguy cơ phải dừng sản xuất do vướng giải phóng mặt bằng- Bộ Tài chính đề xuất cho phép thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử: Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của lực lượng QLTT- Hội nghị Munich – trở lại trọng tâm an ninh châu Âu
Việt Nam cần khoản đầu tư 600 tỷ đôla Mỹ để đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050.- Bộ Xây dựng kiến nghị, đề xuất hàng loạt giải pháp để thúc đẩy hồi phục và phát triển thị trường bất động sản.
Đang phát
Live