- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng các chuyến bay thương mại, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu, với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết từ nước ngoài về Việt Nam.- Liên quan đến ca mắc Covid-19 số 1347 tại TPHCM, nước ta ghi nhận thêm 2 ca mắc mới có liên quan đến ca bệnh này.- Xuất khẩu dệt may năm nay của nước ta ước đạt hơn 35 tỷ USD, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 1 phần tư so với cùng kỳ năm ngoái.- Liên bang Nga đã có những nguyên mẫu vắc-xin chống lại sự lây nhiễm HIV.- Tình hình dịch Covid-19 tại Hong Kong (Trung Quốc) diễn biến phức tạp, chính quyền đặc khu hoãn việc triển khai "bong bóng du lịch" với Singapore sang năm sau.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường lớn một cách hiệu quả. Đó là khẳng định của các chuyên gia, diễn giả và đại diện doanh nghiệp tham gia hội thảo “Thúc đẩy DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức ngày 27/11/2020 tại Hà Nội.
- Quản lý thị trường Bắc Ninh: phạt trên 70 triệu đồng cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ.- Lạng Sơn: Ngăn chặn gần 7000 túi chân gà đã tẩm ướp gia vị cùng gần 1000 lon bia nhập lậu.- Gian lận trên thương mại điện tử có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng.
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.
Khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên – Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng bàn về thương mại điện tử 2020 – Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quản lý.
- Phát triển Kiểm toán nhà nước thành công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra-kiểm soát sử dụng tài chính, tài sản công.- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: động lực cho ngành công nghiệp Thủ đô.- Chuyện thị trường với nội dung: Chấm dứt tình trạng “mập mờ đánh lận con đen” hàng hóa Việt Nam
Chuẩn bị tốt cho việc bị khởi kiện ở nước ngoài, vận dụng tốt để bảo vệ thị trường trong nước, đây là 2 mặt của công cụ phòng vệ thương mại mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen trong thương mại quốc tế. Mời quý vị và các bạn cùng nghe về nội dung này trong chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay.
Đang phát
Live