- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị số 16 phát động “Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số”, nhằm tạo ra cơ hội để bứt phá trong lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Cùng với cuộc vận động này và sau hàng loạt cảnh báo về các ứng dụng học trực tuyến, họp trực tuyến không an toàn với người sử dụng, mới đây Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online đã giới thiệu 1 sản phẩm có thể sử dụng an toàn khi họp trực tuyến. Ông Trần Kiêm Dũng - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn mở và Dịch vụ FDS – 1 trong 6 thành viên Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp CoMeet (gọi tắt là Liên minh CoMeet) sẽ giới thiệu về giải pháp giúp các cơ quan, doanh nghiệp có thể họp trực tuyến an toàn, trong khi vẫn phải nâng cao sự chủ động phòng chống các nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19.
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đang làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang cảm nhận rất rõ nét những thay đổi từ Covid-19, từ học tập, làm việc đến các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày – những thay đổi dựa trên nguyên tắc “vàng” trong mùa dịch, đó là giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường kết nối gián tiếp. Chính những khó khăn mà toàn xã hội đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19 lại đang hé mở cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế đã lựa chọn và công bố 5 băng tần dùng cho công nghệ di động không dây thế hệ thứ 5 - gọi tắt là 5G. Công nghệ 5G sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng không chỉ riêng viễn thông, mà sẽ tác động hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ có thể đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu. Do đó, để có thể giữ vững thị trường 5G, thì cùng với việc sản xuất những thiết bị kết nối 5G, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm phát triển hệ sinh thái 5G, với những ứng dụng hữu ích đóng vai trò quan trọng trong đời sống, giúp kết nối vạn vật với Internet và đem lại doanh thu phát triển nền kinh tế số. Khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet sẽ không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, để công nghệ 5G có thể trở thành hạ tầng công nghệ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nền tảng số, thì cần sự chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, từng ngành từng lĩnh vực.
Đang phát
Live