Câu chuyện nghệ sĩ Hoài Linh “để quên” số tiền quyên góp làm từ thiện hơn 13,7 tỷ đồng trong tài khoản mà chưa chuyển đến đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng vì bão lũ, vẫn tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Câu chuyện này làm nóng nhiều mặt báo và các trang mạng xã hội suốt nhiều ngày qua và một lần nữa làm dấy lên những quan tâm liên quan đến việc nghệ sĩ làm từ thiện. Nghệ sĩ tham gia các hoạt động từ thiện là một hành động đẹp, thể hiện sự sẻ chia và trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, đa số các nghệ sĩ tham gia hoạt động thiện nguyện theo kiểu tự phát, thiếu kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức. Không ít trường hợp, công chúng đặt dấu hỏi về tính minh bạch, tính hiệu quả của hình thức vận động từ thiện nhân danh các nghệ sĩ, người nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng, nghệ sỹ làm từ thiện ngoài “cái tâm, cần phải có cái tầm”. TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ chia sẻ rõ hơn câu chuyện này.
Khám phá nét độc đáo của ẩm thực cơm tấm Việt.- Nghệ sỹ làm từ thiện cần cái tâm và tầm
Nghệ sĩ làm từ thiện, cần cái Tâm và cái Tầm. - Khám phá nét độc đáo của ẩm thực Việt: Cơm tấm - Nối dài những hoạt động thiện nguyện trong phòng, chống dịch covid-19
Bộ Công an vừa cảnh báo tình trạng một số đối tượng tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà hảo tâm với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Nạn lừa đảo trên mạng Internet không phải vấn đề mới, nhưng những chiêu thức tinh vi nhằm lường gạt người nhẹ dạ, có tấm lòng nhân ái đã khiến dư luận bức xúc và căm phẫn. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Phải làm gì để phát hiện, xử lí nghiêm những kẻ mạo danh từ thiện trên mạng Internet để trục lợi? Các cơ quan chức năng có trách nhiệm ra sao trong vấn đề này? Người dân cần đề cao cảnh giác và tiếp tục các hoạt động ủng hộ thiện nguyện ra sao cho hiệu quả, thiết thực? Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý “Quỹ trò nghèo vùng cao” với chương trình “Cơm có thịt” và Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Hà Ninh đề cập vấn đề này.
- Phải làm gì để phát hiện, xử lí nghiêm những kẻ mạo danh từ thiện trên mạng Internet để trục lợi?- Ý tưởng lập bếp ăn miễn phí giúp người dân ở các khu ổ chuột Ấn Độ trong mùa Covid.- Giới thiệu tấm gương phát hiện các đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia về đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, góp phần ngăn chặn dịch COVID-19, vì bình yên cuộc sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử sắp tới trong điều kiện dịch COVID-19.- Ban chỉ đạo quốc gia vừa có công điện khẩn yêu cầu Các bệnh viện tuyến cuối khẩn trương thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm Covid-19, trong đó xem xét cho ra viện hoặc chuyển người bệnh về tuyến dưới.- Bộ Công an cảnh báo tình trạng một số đối tượng tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà hảo tâm.- Trước việc Tòa án thành phố của Pháp thông báo không tiếp nhận xét xử vụ công dân gốc Việt - Trần Tố Nga kiện 14 công ty hóa chất đa quốc gia vì các hậu quả của chất độc da cam gây ra trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, bà Trần Tố Nga cho biết sẽ theo kiện đến cùng.- Khí gas hóa lỏng của Australia có thể trở thành "nạn nhân" tiếp theo của mối quan hệ căng thẳng giữa Australia với Trung Quốc.
Mang thai hộ: vì sao lại biến tướng thành thương mại, đẻ thuê?- Học bên bờ biển – cách phòng chống Covid-19 của trường học ở Tây Ban Nha.- Hội từ thiện đêm - Mang bữa ăn ấm lòng tới những mảnh đời cơ nhỡ.
Đúng vào "Ngày làm việc tốt trên toàn cầu – Good Deeds Day 2021" (11/04), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đề án Hệ tri thức Việt số hoá phối hợp tổ chức lễ phát động Chương trình “Điều ước cho em”. Chương trình lan tỏa và kêu gọi tập trung nguồn lực để hỗ trợ phát triển giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gần đây, những nhóm tình nguyện, nhiều dự án phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội… có hoạt động tích cực, góp phần giải quyết nhiều những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động rất ý nghĩa của những tổ chức ấy cũng đặt ra những câu hỏi về cách thiện nguyện,phương thức làm từ thiện sao cho đúng, cho hiệu quả. Anh Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc TT Thông tin UNESCO, người sáng lập "Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng" trò chuyện về những hoạt động đầy ý nghĩa này.
Một cửa hiệu cắt tóc của người điếc; một xưởng sản xuất thú bông của người khuyết tật; một nhóm thanh niên vận động giảm rác nhựa; hay những lớp học cho trẻ em không có giấy khai sinh... Đó là những nhóm tình nguyện, dự án phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội… đang hoạt động rất tích cực xung quanh chúng ta. Phát thức ăn miễn phí, người khuyết tật làm nên những sản phẩm đẹp, bảo vệ sức khỏe, nhóm thanh niên trồng cây xanh….. Nhưng liệu quý vị và các bạn có biết đến các hoạt động rất ý nghĩa của những tổ chức ấy? Và liệu các nhóm ấy có đang nhận được sự chung tay, quan tâm của cộng đồng hay không? Hay họ vẫn đơn độc với những sáng kiến của mình…Và từ câu chuyện đó cũng đặt ra những câu hỏi về cách thiện nguyện, làm từ thiện sao cho đúng, cho hiệu quả. Studio mở hôm nay, chúng ta cùng trò chuyện với anh Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO, người sáng lập Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng" (Network of Initiatives for Community Empowerment - NICE).
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)