- Nỗ lực của ngành hải quan và các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy.- Hoạt động tội phạm còn diễn biến phức tạp và những vấn đề hoàn thiện pháp luật.
Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, sự đồng lòng của nhân dân, trong dịp cuối năm và cận Tết nguyên đán, thực hiện kế hoạch cao điểm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), thời gian qua các đơn vị BĐBP đã tập trung chỉ huy, chỉ đạo, lực lượng, biện pháp một cách toàn diện; kết quả bắt giữ, xử lý các loại tội phạm tăng cao. PV Xuân Lan thông tin:
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay”, nhằm đánh giá kết quả, phân tích làm rõ căn cứ để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.
Chỉ trong thời gian ngắn, công an đã triệt phá nhiều đường dây đánh bạc trực tuyến trên mạng internet với giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi đường dây, thậm chí có đường dây lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Vì sao nạn cờ bạc trực tuyến lại nở rộ; liệu rằng Việt Nam có đang là vùng trũng của nạn cờ bạc xuyên quốc gia và đâu là giải pháp ngăn chặn hiệu quả? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu, Bộ Công an.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, trong 1 năm qua cả nước xảy ra gần 2.500 vụ lừa đảo trên không gian mạng, trong đó có 527 vụ đối tượng giả danh cơ quan tư pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Giả danh cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa vì liên quan đến vụ án đang điều tra. Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản ngân hàng để “phục vụ công tác điều tra”. Thủ đoạn lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “sập bẫy”, mất cả tỷ đồng. Vì sao cơ quan Công an đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”? Làm thế nào để nhận diện và ứng phó với đối tượng nguy hiểm này?
Thưa quý vị và các bạn! Gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ có những diễn biến phức tạp cả về hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả...Từ đầu năm đến nay gần như tháng nào cũng có vài ba vụ án chống người thi hành công vụ bị Toà án các địa phương đưa ra xét xử. Vì sao loại tội phạm chống người thi hành công vụ lại gia tăng mạnh và nghiêm trọng như vậy? Những giải pháp nào để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này?
Sau khi Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới”, địa phương này liên tục xảy ra các vụ trộm cắp, cướp giật tài sản.
Tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 15 và Hội nghị liên quan, tổ chức sáng nay (29/9), do Brunei Darussalam chủ trì theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng các nước ASEAN khẳng định cam kết tăng cường hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hậu đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch covid-19”- Bộ Y tế thí điểm điều trị có kiểm soát tại nhà các trường hợp F0 ở Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 16/8- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua hóa chất trái pháp luật để mang lại lợi nhuận cho công ty gia đình- Taliban chiếm thêm một thành phố cách Thủ đô Ca-bun 70km- Lo ngại về các biến thể mới của virut Sard CoV-2, nhiều quốc gia đang cân nhắc tiêm liều vắc xin ngừa Covid-19 thứ ba cho người dân.
Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội, các đối tượng tội phạm gia tăng các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong đó nổi lên là tội phạm liên quan đến trật tự xã hội như: cướp, cướp giật tại địa bàn công cộng. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Để kịp thời ngăn chặn thực trạng này, Công an thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Đang phát
Live