“Biểu tình”, “đình công” hay “dự luật cải cách hưu trí” là những “từ khóa” liên quan đến căng thẳng xã hội tại nước Pháp trong suốt hai tháng qua. Kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu chính là điểm gây tranh cãi nhất của dự luật, khiến công chúng Pháp bất bình và gây ra các cuộc biểu tình rung chuyển đất nước. Sự phản đối càng gia tăng khi Tổng thống Macron dùng quyền đặc biệt trong hiến pháp để thông qua dự luật. Chính phủ Pháp cũng đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội – điều này đồng nghĩa Dự luật cải cách hưu trí được thông qua. Có vẻ như áp lực đang ngày càng đè nặng lên Tổng thống Macron và Thủ tướng Élisabeth Borne. Liệu chính quyền Pháp có tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay?
Chính phủ của nữ Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm qua (20/3) đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội với số phiếu ủng hộ sít sao. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cần thiết để Dự luật cải cách hưu trí, ưu tiên nhiệm kỳ hàng đầu của Tổng thống Emmanuel Macron chính thức được thông qua tại Quốc hội bất chấp làn sóng phản đối vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tình trạng sạt lở Sông Krông Nô đoạn chảy qua xã Quảng Phú (huyện Krông Nô), UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, lập đoàn kiểm tra để xử lý.
Thế giới tuần qua chứng kiến cơn giận dữ của dư luận Pháp, sau khi chính quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sử dụng quyền đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tăng tuổi nghỉ hưu gây tranh cãi. Các cuộc biểu tình quy mô lớn, thậm chí biến thành bạo lực đã đẩy nước Pháp vào sự hỗn loạn và có nguy cơ dẫn đến những bất ổn chính trị.
Quảng Bình phát huy vai trò dân vận trong thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia.- Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.- Khởi tố thêm 5 bị can trong vụ án xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị có liên quan.- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 2,6% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 2,2% được tổ chức này đưa ra tháng 11 năm ngoái.- Công đoàn nhân viên y tế và Chính phủ Anh đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền lương, tạo điều kiện để chấm dứt các cuộc đình công của nhân viên y tế ảnh hưởng đến hoạt động của Dịch vụ Y tế Quốc gia.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (16/3) bất ngờ đồng ý cho phép chính phủ sử dụng điều 49.3 để thông qua Dự luật cải cách hưu trí mà không phải qua bỏ phiếu tại Quốc hội. Quyết định này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ lực lượng đối lập và các nghiệp đoàn lao động, có nguy cơ đẩy nước Pháp lún sâu vào bất ổn chính trị-xã hội.
Sáng nay, 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo; đồng thời giải quyết một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho Hải Dương phát triển nhanh, bền vững. Cùng dự có Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Lao động Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng, lãnh đạo các Bộ ngành và địa phương.
Hôm nay (16/03) tại tỉnh Hà Tĩnh, Đại học Quốc gia Hà Nội có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh và ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2023 -2027 trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ và tư vấn triển khai.
Nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng tuy đạt về chỉ tiêu số lượng, nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, một số người lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp vào diện tinh giản và nhận tiền hỗ trợ. Đây là một thực trạng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ qua nhà nước nước. Qua vấn đề này chúng ta nhìn thấy điều gì và cần đánh giá công tác tinh giảm biên chế hiện nay thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế. PGS – TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.
Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live