- Phải tiến công mạnh mẽ để đạt mục tiêu phát triển kinh tế cao nhất. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương. - Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa và mong muốn Trung Quốc cùng các nước ASEAN thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC.- Hơn 6.000 giảng viên đại học sẽ tham gia thanh tra, kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.- Tiếp tục loạt phóng sự về tình trạng xâm hại trẻ em, chương trình chiều nay phát bài 3 với nhan đề “Xâm hại tình dục trẻ em – Những khoảng tối ghê sợ”.- Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ và Anh tiếp tục gia tăng liên quan tới vấn đề Hồng Công.- Đa số người dân Nga bỏ phiếu ủng hộ bản sửa đổi Hiến pháp, thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo hiện nay của Chính phủ Nga và cá nhân Tổng thống Putin.
- Bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên: Làm sao để xóa bỏ rào cản khiến giáo viên dạy giỏi “quay lưng”?- Những hoạt động Chuyện trò và Kết nối đã và đang là sợi dây hàn gắn chia rẽ sắc tộc ở Mỹ.- Cuốn sách: "Những cậu bé kẽm” của nhà văn Nhà văn Svetlana Alexievich.- Đại úy Nguyễn Quang Quyết, 1 trong 100 cá nhân điển hình hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2020 về gần 17 năm hoạt động hiến máu tình nguyện.
Thống kê mới nhất cho thấy, số trẻ em bị xâm hại tình dục có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc không thể đưa kẻ đồi bại ra trước vành móng ngựa. Vẫn còn những khoảng trống đằng sau các vụ việc đau xót này và một câu hỏi khó vẫn đặt ra: Vì sao một đứa trẻ ở nước ta có đến 17 cơ quan bảo vệ quyền lợi, nhưng khi đứa trẻ đó bị xâm hại, rất có thể sẽ không trừng trị được kẻ gây ra tội ác? Dư luận phẫn nộ khi những kẻ ấu dâm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nạn nhân đối mặt với những tổn thương hàng ngày, hàng giờ. Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe bài 3 với nhan đề: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ!"
- Báo cáo Tự do tôn giáo của Mỹ phần về Việt Nam - vẫn thiếu khách quan và phiến diện.- Đồng chí Nguyễn Văn Linh: tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”, bài 3: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ".- Tổ chức Y tế thế giới cử chuyên gia đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus Sars-Cov-2.
- Yên Bái kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (11/4/1900), 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.- Cháy rừng lại bùng phát tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) không chỉ uy hiếp đến an nguy của gần 300 hộ dân mà còn đe dọa trực tiếp đến di tích đền Cuông và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu sát đó. Trong khi đó, rừng tại dãy núi Mồng Gà, thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh vẫn tiếp tục cháy lan rộng, gây thiệt hại hàng trăm hec ta.- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, năm nay thời gian khai giảng thống nhất trên toàn quốc vào ngày 5/9 và không tổ chức dạy học trước thời gian này.- Đài TNVN tiếp tục phát sóng bài 2 trong loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”. Bài 2 với tiêu đề: “Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?”.- Mỹ tuyên bố sẽ chấm dứt thỏa thuận cho phép xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc) thiết bị quốc phòng. Ngay lập tức, lãnh đạo Hồng Kông cho biết, sẽ phối hợp với chính quyền Trung ương Trung Quốc đáp trả các trừng phạt của Mỹ.- Châu Âu trước ngưỡng cửa mở biên giới ngoài khối từ ngày mai 1/7.
1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm tới hơn 75% - Những con số này hẳn sẽ khiến bạn giật mình, đau xót và phẫn uất. Thế nhưng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Đáng báo động, hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) thời gian gần đây được nhận định là “gia tăng đột biến”. Ngay trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng... tiếp tục gây rúng động dư luận. Nhưng chúng ta cũng tự hỏi, liệu sự bức xúc, phẫn nộ sau mỗi vụ việc ấy sẽ kéo dài trong bao lâu? Đã bao giờ chúng ta suy nghĩ về số phận của những đứa trẻ bị xâm hại, về những hệ lụy đắng cay mà các em và gia đình phải đối mặt ra sao? “XHTDTE - Những nỗi đau bất tận” là câu chuyện chúng tôi kể trong bài 1 của loạt bài “Đừng khóc một mình”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Phòng tránh sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng.- Bệnh bạch hầu và những điều cần biết.- Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.
Nắng nóng kéo dài, nông dân Hà Tĩnh đang “căng mình” chống hạn cứu các loại cây trồng. Dự báo, đợt nắng nóng ở Hà Tĩnh có thể kéo dài đến ngày 2/7 tới, nguy cơ hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè. UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 12 và nêu rõ Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã nào thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo chống hạn, phòng chống, cháy rừng, để thiệt hại xảy ra đối với sản xuất phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
- “Thanh niên Việt Nam sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng” là chủ đề Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2020 được phát động sáng nay tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.- Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phúc tra toàn bộ hoá đơn có lượng điện tiêu thụ tăng 30% so với tháng 5.- Đã kiểm soát được đám cháy rừng tại Nghệ An, trong khi đó, tình hình nắng nóng tiếp tục gay gắt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với nền nhiệt lên tới 40 độ C.- Một Việt Nam chủ động và đầy trách nhiệm trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Đó là đánh giá của các nhà lãnh đạo khu vực và thế giới, giới chuyên gia và truyền thông quốc tế khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các hội nghị liên quan theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN có bài nhìn lại những kết quả quan trọng của Hội nghị này.- Cắt giảm lính đồn trú tại Đức, Mỹ đang làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh với quốc gia này, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro “bất ổn” cho khu vực châu Âu.- Số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới cán mốc 10 triệu. Mỹ hiện vẫn là quốc gia có số ca mắc trong ngày cao nhất, buộc nhiều bang phải tạm dừng kế hoạch mở cửa trở lại.
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.
Đang phát
Live