Với thông điệp “Người cho đi là người giàu có nhất”, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức và các cộng sự tặng đều đặn mỗi tháng từ 35 đến 50 bức tranh đẹp cho các bệnh viện. Chị còn huy động trồng hơn 200 nghìn cây xanh ở các địa phương, vận động cộng đồng các khu dân cư ký cam kết trồng 1,7 triệu cây xanh vào dịp Tết trồng cây đầu Xuân hằng năm. Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu tới quý vị người nghệ sĩ luôn nỗ lực hết mình để ươm mầm cho tình yêu và sự sống này.
Dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về Khí hậu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phát thải bằng 0.- Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.- 180 giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin xuất sắc của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam được nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021.- Quân đội Nga bắt đầu rút binh sĩ dọc biên giới Ucraina, động thái giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 nước.- Indonesia tìm thấy các mảnh vỡ được cho là của tàu ngầm mất tích ở ngoài khơi Bali.
- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 4 đạt 3,34%.- Một số doanh nghiệp niêm yết tổ chức Đại hội đồng cổ đông đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 tích cực và đề ra kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2021.
- Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, tối 23/4 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden và nhiều nguyên thủ các nước sẽ có bài phát biểu tại Phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu".- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Indonesia. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2023 có thể đạt 6,76% một năm.- Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng thứ hai với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu dân cư và cháy rừng ở các tỉnh Trung bộ.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến công khai về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine.- Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, sẵn sàng đón chào Tổng thống Ukraine đến Moscow để tham gia các cuộc đối thoại hòa bình tại khu vực Donbass, nhằm chấm dứt xung đột.
Dự báo tín dụng tăng trưởng mạnh từ quí 2.- Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu sở giao dịch, chi nhánh các địa phương cân đối tỉ lệ cơ cấu các loại mệnh giá tiền đưa ra lưu thông.- Diễn biến thị trường chứng khoán.
Theo lộ trình, năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới. Những ngày qua, dư luận xã hội đặt nhiều sự quan tâm đến việc giá sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 tăng lần lượt gấp 3 lần và 3,56 lần so với bộ sách hiện tại. Và đây không phải là câu chuyện mới khi thời điểm này năm ngoái, giá sách giáo khoa lớp 1 cũng tăng phi mã, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Câu hỏi đặt ra vì sao sách giáo khoa liên tục tăng giá? Việc xây dựng giá sách giáo khoa đã thực sự minh bạch? Giá sách giáo khoa tăng có đồng nghĩa với chất lượng sách được cải thiện ?
Trước sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, Australia cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc cắt giảm khí thải trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp cũng như thông qua việc sử dụng các công nghệ mới nhằm đưa Australia đạt được mục tiêu không phát thải vào năm 2050.
Hầu hết trường đại học hiện nay đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Trong đó, mức thu học phí dự kiến cho các hệ đào tạo của năm học tới cũng được các trường công bố. Theo đó, có trường chỉ tăng trên dưới 1 triệu đồng/năm nhưng cũng có trường công bố mức học phí tăng “phi mã”, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước. Câu chuyện học phí trường đại học tăng “chóng mặt” không phải năm nay, mà diễn ra từ nhiều năm trước và được giải thích là tăng theo lộ trình. Có điều, năm nay có sự khác biệt là nhiều trường đại học có mức tăng rất cao và được các trường giải thích là do thực hiện tự chủ tài chính, trên cơ sở tính đúng, tính đủ. Học phí tăng mạnh do các trường đang và sẽ áp dụng cơ chế tự chủ, nhưng việc tăng thế nào là hợp lý thì không phải trường nào cũng đưa ra được. Nếu nhà trường không có bài toán tài chính rõ ràng, thì sẽ rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi, hoặc thu quá cao so với mặt bằng của xã hội. Và nếu như mức học phí quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như cơ hội học tập của sinh viên. “Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình?” là nội dung được TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đại học, Viện Khoa Giáo dục Việt Nam phân tích.
- Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình.- Giải đáp về vị trí, vai trò cũng như những quyền cơ bản của Đại biểu Quốc hội.- Nga trong vòng xoáy trả đũa ngoại giao với Séc và Ucraina.- Kiểm soát rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại khu công nghiệp ở Bình Dương.- New Zealand thử nghiệm ứng dụng cảnh báo sớm vi rút cho lực lượng biên phòng.
Tọa lạc tại số 18 phố Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội và nằm khuất sâu bên trong Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam có diện tích trưng bày hơn 300 m2 với hơn 1.400 mẫu vật, tái hiện đầy đủ, trọn vẹn và sinh động sự sống của hàng triệu năm về trước với các loại thú, bò sát, lưỡng cư, côn trùng, thực vật và nhiều loại mới được phát hiện ở Việt Nam. Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần, mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
Đang phát
Live