Mặc dù đại dịch covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới và tác động không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, song hoạt động xuất nhập khẩu ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2021 đã cho những tín hiệu khả quan, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đã đạt khoảng 28 tỷ 550 triệu đô la Mỹ, tăng 55% so với cùng kỳ - là kim ngạch xuất khẩu trong một tháng cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Xuất khẩu, xuất siêu tháng đầu năm cho thấy điều gì? Và những vấn đề gì cần lưu ý trong xuất nhập khẩu năm 2021 này?
Trong 20 phút của chương trình, hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 trong bối cảnh thực hiện mục tiêu “kép”. Và một điều quan trọng nữa, nhìn nhận cơ hội nào, giải pháp nào hỗ trợ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế vừa trải qua một năm đầy khó khăn-vất vả, sớm bứt phá được?
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng 55% trong quý 1, bất chấp bối cảnh thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng do dịch bệnh.- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh.- Phong tỏa Bệnh viện Giao thông - Vận tải Hải Phòng do liên quan đến ca mắc COVID-19 mới.- Thành phố Hải Phòng cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không khai bảo y tế hoặc khai báo không đúng sự thật.- Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị nhằm cải thiện quan hệ Trung - Mỹ, trong đó có việc Oa-Sinh-tơn nhanh chóng điều chỉnh chính sách với Bắc Kinh.- Lằn ranh đỏ về chương trình hạt nhân của Iran đã tạm thời được tháo gỡ khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế vừa đạt được “một giải pháp tạm thời” kéo dài 3 tháng với Iran để tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước này.
Điểm sáng du lịch tăng trưởng âm lộ ra những điểm tối.- Mỹ đang gấp rút lên kế hoạch ban hành quy định mới về tiêu chuẩn an toàn cho các loại thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.- Phân tích Những tín hiệu chính trị tích cực mới tại Libi
Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 - nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, Báo cáo chính trị đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Các định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó, vẫn tập trung vào 3 đột phá chiến lược (đó là hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực) nhưng ở yêu cầu mới, với sự thay đổi mạnh về chất. Chương trình dòng chảy kinh tế hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới” - với sự tham gia của vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã thông qua Báo cáo chính trị về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, với những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, trên cơ sở bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Báo cáo chính trị đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Các định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó, vẫn tập trung vào 3 đột phá chiến lược nhưng ở yêu cầu mới, với sự thay đổi về chất… Câu chuyện thời sự: “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới” - với sự tham gia của vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới.- Chống Covid-19: Tín hiệu khả quan nhưng không được chủ quan.- Nộp đơn gia nhập CPTPP: Cơ hội nào cho nước Anh?- Đoàn kết trong chống dịch: Kinh nghiệm của Đông Triều (Quảng Ninh).- Niềm vui có nhà mới của bà con vùng thiên tại Quảng Ngãi.- Mối bất đồng giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) vì phân phối vaccine Covid-19
Tình báo Công an nhân dân là lực lượng đặc biệt trong lực lượng vũ trang, vì thế phải xây dựng đội ngũ tình báo vững vàng và kiên định. Đây là khẳng đinh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng Tình báo Công an nhân dân.- Phó Thủ tướng thương trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu, cần có những chính sách căn cơ, lâu dài để phát triển toàn diện thanh niên, nguồn nhân lực quan trọng, yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.- Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị thành phố cho đóng cửa Trung tâm thương mại Saigon Square, quận 1, do kinh doanh nhiều hàng giả.- Trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46, hàng nghìn binh sĩ Vệ binh quốc gia phủ khắp thủ đô Washinton như pháo đài.- Nga kỳ vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ đồng ý gia hạn thêm một năm cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga và Mỹ. Nếu không, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ chạy đua vũ trang không giới hạn.
Nội dung chính:* Đổi mới mô hình tăng trưởng - Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam.* Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và định hướng chính sách.
- Giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ”.- Cao Bằng: Nóng chuyện nhập cảnh trái phép.
Đang phát
Live